Lớp A0 – Khóa 9

They came, they saw and they ….

Thuyền và Biển…


Lời dẫn: Đến Ngày của Phụ nữ Việt nam, vậy mà không thấy anh em nào viết bài chúc cả! Vậy thì chị em phải “tự chúc” lấy nhau, mà có thế thì mới “đúng ý” nhất! Chị Xuân Quỳnh tuy đã đi xa, nhưng biết trước tình huống này sớm muộn cũng xảy ra, nên đã để lại một bài thơ vui. Xin phép chị cho được đăng lại, nhân ngày 20/10. Hình ảnh minh họa  muốn nói rằng: “giới mày râu” không sợ “lạc lối” vì luôn biết rằng “Quay đầu là bờ”!

Thơ vui về phái yếu – Tác giả Xuân Quỳnh

Những người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớn
Vượt qua ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngày
Các anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Tới thăm dò những hành tinh mới lạ
Tài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụ
Các anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâu
Chính phục đại dương bằng các con tàu
Đi tới tương lai trên con đường ngắn nhất
Mỗi các anh là một nhà chính khách
Các anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.
Biết bao điều quan trọng được đề ra
Những hiệp ước xoay vần thế giới

Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổi
Quen việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Cuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đây
Gạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủ
Đầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búa
Những quả cà, mớ tép, rau dưa
Đối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưa
Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhất

Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt
Sắm cho con đôi dép tới trường
Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng
Lo đan áo cho chồng con khỏi rét…

Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.
Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay
Càng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửa
Có tình yêu và có lời ru
Những con cò con vạc từ xưa
Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép
Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp
Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày…

Nếu ví dụ không có chúng tôi đây
Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống
Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc
Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn
Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông
Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét
Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết
Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn
Ai sẽ là người sinh ra những đứa con
Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát…

Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát
Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên Vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học… hay là ai đi nữa
Vẫn là con của một người phụ nữ
Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên

Anh thân yêu, người vĩ đại của em
Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối
Một chút mặn giữa đại dương vời vợi,
Loài rong rêu ai biết tới bao giờ
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân qua
Là hạt bụi vô tình trên áo
Nhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạo
Chắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.

Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày Xuân
Đùa một chút xin các anh đừng giận
Thú thực là chúng tôi cũng không sống được
Nếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.

1986

Tháng Mười 20, 2010 - Posted by | Tổng hợp

54 bình luận »

  1. Đọc qua “còm” của các bạn nữ hỏi thăm, chúc tụng nhau lên “bà nội, bà ngoại…”, tự nhiên thấy “phi phí” thế nào ấy! Các bạn nữ lớp mình đều còn rất “trẻ trung,xuân sắc”, không như mấy cậu bạn hầu hết “tóc bạc, da mồi..”.
    Nhân ngày 20/10, tớ chỉ chúc các bạn nữ 2 câu “trúng đâu, được đó”: 😀 😀 😀
    Đừng ai vội vã lên “bà”
    Nếu có cơ hội, hãy là “cô dâu”!

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 20, 2010 | Trả lời

  2. Bravo TBT VT. Mình cũng rất thích thơ XQ, thơ hay và thật! Tính cách cũng đáng phục. Ông trời thật không công bằng khi người vậy mà đoản mệnh!

    Các bạn nữ thật hạnh phúc khi có XQ nói hộ nhiều điều. Chúc mừng các bạn nhân ngày PNVN 20/10 nhé!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười 20, 2010 | Trả lời

  3. # Chào cả nhà. Cũng hưởng ứng VT và TBV, mình cũng xin có lời chúc các bạn nữ những khoảnh khắc vui vẻ hạnh phúc bên các đấng phu quân tài năng của các bạn, mặc dù lúc đầu mình cũng nghĩ: hôm nay có phải là ngày của chị em PN đâu,chỉ là ngày của các quan chức phụ nữ thôi ( ngày thành lập HLHPN VN). Dù sao thì cũng là dịp để các bạn nữ ” oai hơn mọi ngày” và các ông có dịp ” giặt hộ cho bà cái áo của tôi”…Cũng nhận dịp này, đề nghị TBT VThành mở cuộc thi trả lời một số câu hỏi, đại loại: Phụ nữ và Đàn ông, giới nào yêu đương mãnh liệt hơn, PN và ĐÔ, ai chung thuỷ hơn, ai hay ghen hơn, giới nào thường tốt bụng hơn, vị tha hơn,..v..v… Chắc là sẽ lại có các còm sôi nổi. Dù sao bọn ĐÔ chúng mình cũng có cái “ăn theo”. Với lại, nghe nói trong mỗi người đàn ông luôn có chút đàn bà, thậm chí Nhà văn Trương Hiền Lượng ( TQ) còn bảo: Một nửa của đàn ông là đàn bà!!! ( tuy nhiện không có điều ngược lại: trong mỗi một người đàn bà luôn có chút đàn ông). Không công bằng nhỉ.!!!

    Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười 20, 2010 | Trả lời

    • @ Quang: “Đàn bà luận” của Quang hay thật! Tớ cũng đã đọc cuốn “Một nửa của đàn ông là đàn bà” lâu lâu rồi, chỉ còn nhớ cảm giác rất u ám và rất kính nể cái “thâm nho” của nhà văn TQ này. Theo Kinh (Sáng thế hay Phúc âm ?) của Ki-tô giáo, hình như Chúa “created” ra Đàn bà từ 1 cái xương sườn của Đàn ông mà! Nếu vậy thì vẫn công bằnd thôi, Quang ạ! 😀
      Cậu lập mẫu câu hỏi, câu trả lời đi, tớ sẽ nhập vào form cho! Làm nhanh nhé! 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 21, 2010 | Trả lời

      • * VThành: Mình không làm được chuyện đại sự ấy đâu, VT ạ. Chỉ có ý tuởng recommend thế thôi, còn lập form, tìm mẫu câu hỏi,…là sở trừơng của TBT mà. Mình chỉ mới nghĩ ra đưọc một ví dụ thế này: ( test)
        – Hỏi: So giữa Đàn ông và Đàn bà, thì ai ghen nhiều hơn ai ?
        – Trả lời: Đàn ông!
        – Giải thích: ( Lại lấy luôn bổ đề của VT). Tương truyền, Chúa Trời tạo ra đàn bà từ một mẩu xuơng sườn của đàn ông, như thế, có thể coi đàn bà là một phần của đàn ông. ” một phần ” mà đã ghen nhiều thế, suy ra ” toàn phần ” chắc phải ghen dữ dội hơn. KL: Đàn ông hay ghen ( ghen nhiều ) hơn !!!
        ( Trong truyện vui này, có lỡ phạm huý thì mong bà con cả hai giới thể tình tha thứ!!).

        Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười 23, 2010

  4. Mình rất kết thơ XQ nhưng đọc bài này như đọc văn xuôi!
    Rất biết ơn lời chúc của các bạn nhưng thú thực mình thấy chúc tụng nhân mấy ngày lễ “quốc doanh” cứ thấy công thức và nhạt nhẽo thế nào ấy. Thôi, coi như kiếm cớ tận hưởng tài văn chương của các bạn.
    Nhưng lại phải thật thà mà thú nhận là gặp đọan bình Hán-Nôm của các đại cao thủ là mình đành de-le-te thôi.
    Luận về phụ nữ VN, một GS ở trường John Hopkins nói vui rằng,”thế mạnh cạnh tranh” của bọn mày là phụ nữ VN. Quả không sai, nếu nhìn vào các cơ quan nước ngòai thì lượng chị em thành đạt có vẻ vượt nam giới, chưa kể đám chị em dùng “vốn tự có”.
    Hãy cẩn thận, Larry Summer mất chức chủ tịch Harvard có phần vì câu phát biểu hơi coi thường phụ nữ.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 21, 2010 | Trả lời

    • @C.Sa:
      Sa đúng là “kén” thơ quá! 😀 .Tớ có thể đăng nhiều bài thơ tuyệt hay khác của chị Xuân Quỳnh với phong cách lãng mạn, tình cảm và triết lý đầy nữ tính! Bài này lại cho một cách nhìn khác về Xuân Quỳnh: rất đời thường, giản dị và cũng rất hài hước hóm hỉnh! Chính Xuân Quỳnh cũng gọi đây là “Thơ vui” nên cũng không nên đòi hỏi quá nghiêm khắc, Sa à! 😀

      Sa “nhắc khéo” về “tai nạn nghề nghiệp” của Larry Summer làm tớ “giật mình” ko biết mình có ăn nói gì “thất thố” với các chị em hay ko? 😀

      Mấy cái “trò” Hán -Nôm vốn là “niềm tự hào” của các “anh đồ gàn” ngày xưa. Tớ với Văn định làm cái playback để mua vui cho bà con mà thôi. Xem ra ko đc thành công! Hu hu… 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 21, 2010 | Trả lời

      • Mình chưa thấy cao thủ Hán-Nôm nào là nữ cả nên nghĩ rằng cái này là hobby của nam giới. Con trai mình ở nước ngòai 10 năm; thế mà một lần 1 người TQ tặng tấm vải in 1 bài thơ nổi tiếng và sau khi được nghe nội dung bài thơ nó bèn nói đấy là thơ Lý Bạch và đọc luôn câu đầu, “Tiền sàng minh nguyệt quang” (chóang!). Đấy là kết quả 1 kỳ nghỉ hè lục lọi sách của ông ngoại từ lâu rồi. Bây giờ mới thấm thía nguy cơ tiềm ẩn nhà khoa học mê Hán Nôm là rất hiện thực.

        Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 23, 2010

      • @ C.Sa: Phải “thú nhận” với C.Sa là mới đầu năm nay tớ “mù tịt” hoàn toàn về Hán-Nôm. Khổ cái là cậu con trai tớ, 12 t đang học lớp 7 suốt ngày “truy vấn” tớ cái môn Ngữ văn. Hóa ra theo chương trình cải cách giáo duc (lần thứ 3-4 gì đó), học sinh lớp 7 phải học thuộc lòng và hiểu khá đủ 8 bài thơ Đường luật toàn viết bằng Hán-Nôm ko à! Tóm lại, có con muộn cũng có mặt trái của nó chứ không chỉ toàn “tác tuyệt” như Văn nói đâu.
        Chị em lớp mình có ai “muộn con” đâu nhỉ? Vậy thì trừ ai có “năng khiếu bẩm sinh” (LH chăng?), tội gì vất vả với mấy cái chữ nghĩa rắc rối ấy? 😀 😀
        Câu mà C.Sa trích dẫn từ bài “Tĩnh dạ tứ” (Nỗi nhớ trong đêm vắng) của Lý Bạch là bài số 2 trong số 8 bài đã nói. Nguyên tác thế này (lưu ý: “Sàng tiền” Sa ạ):

        Sàng tiền minh nguyệt quang
        Nghi thị địa thượng sương
        Cử đầu vọng minh nguyệt
        Đê đầu tư cố hương

        Dịch nghĩa:
        Đầu giường trăng sáng soi,
        Ngỡ là sương trên mặt đất.
        Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
        Cúi đầu nhớ cố hương.
        Cách đây gần 1400 năm mà Cụ Lý Bạch đã thấy ánh trăng giống như làn sương! Đúng là Thi Tiên !
        Tranh thủ học Hán-Nôm để dạy con, mà tớ phát hiện ra bao nhiêu từ Hán-Việt vẫn quen dùng sai! Ví dụ: Cứu cánh, Hợp chủng quốc,…
        Chắc là bệnh “nghề nghiệp” rồi, C.sa nói đúng lắm!

        Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 23, 2010

      • xem ra CS đã thuận không thèm chấp mấy ông bạn “gàn gàn” rồi! Mà có lẽ, nếu thiên hạ toàn người tỉnh táo, không có ai “gàn gàn” cả cũng kém vui phải không?

        Cái sự văn chương chữ nghĩa, có người thích thưởng thức món đã thịnh soạn trên bàn tiệc, có người lại thích lăn vào bếp nhặt rau thái củ. Thôi thì các bạn cứ coi giống như ớt với tiêu, đều cay cả nhưng cả 2 đều có món cần.

        Theo như Th nói về chương trình mới (tớ chưa tới khúc đó :D), thi hình như các nhà làm giáo dục đã nhận ra việc bỏ dạy Hán-Nôm là cách tốt nhất để ngắt mạch với quá khứ và truyền thống đã được văn bản hóa. Tớ vẫn nhớ rõ cảm giác khi dẫn mấy ông HQ đi thăm chùa chiền, di tích và “được” họ đọc câu đối, văn bia rồi dịch nghĩa lại cho mình.

        Việc dùng sai từ như VT nói thì nhiều. Thậm chí phải chấp nhận thực tế là có những trường hợp, nghĩa sai sẽ trở thành phổ biến và tạo một “cuộc sống mới” cho từ. Ví dụ từ “khốn nạn”, trước ’75 trong Nam và ngoài Bắc hoàn toàn nghĩa khác nhau. Trong Nam dùng nghĩa giống như trong kinh Phật, “khốn nạn” = nạn khốn khó, khốn khổ, tức là người đáng thương. Còn dưới mái trường XHCN tươi đẹp, không biết tiến hóa bằng cách nào, thằng “khốn nạn” đơn giản là thằng “đểu” 😉 😉

        Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười 23, 2010

  5. Phải “tự chúc nhau” là điều buồn nhất, nên chẳng thể “hạnh phúc khi có XQ nói hộ nhiều điều”. Dù gì mình cũng rất thích XQ và lời chúc của TBT, cảm ơn nhiều nhé!

    Bình luận bởi Nam Mai | Tháng Mười 22, 2010 | Trả lời

  6. @ All: Hưởng ứng “sáng kiến” của L.Quang đi các bạn!
    Quang đã nêu ra 4 câu hỏi để đánh giá “ai hơn ai” giữa Adam và Eva, tớ xin liệt kê lại như sau:
    1. Ai yêu mãnh liệt hơn?
    2. Ai chung thủy hơn ?
    3. Ai hay ghen hơn ?
    4. Ai vị tha hơn?

    Các bạn có thể bổ sung danh sách câu hỏi dài thêm.
    Khi trả lời, đề nghị phải có “luận cứ, luận chứng” để bảo vệ “chính kiến” của mình! 😀
    Ví dụ, Quang đã trả lời câu #3 như sau:
    3. Ai hay ghen hơn ?
    – Trả lời: Đàn ông!
    – Giải thích: ( Lại lấy luôn bổ đề của VT). Tương truyền, Chúa Trời tạo ra đàn bà từ một mẩu xuơng sườn của đàn ông, như thế, có thể coi đàn bà là một phần của đàn ông. ” một phần ” mà đã ghen nhiều thế, suy ra ” toàn phần ” chắc phải ghen dữ dội hơn. KL: Đàn ông hay ghen ( ghen nhiều ) hơn !!!
    …”

    Tớ có các PA các câu còn lại thế này:
    1. Ai yêu mãnh liệt hơn? Adam! Người ta hay nói: “Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Thực tế chứng tỏ, sau khi kết hôn, Adam đâm ra ít nói, vậy thì Eva có gì để nghe để tiếp tục yêu? Trong khi đó, Eva có “ưu thế” tuyệt đối về “công nghệ” : Spa, mỹ phẩm, luyện thể hình,… suy ra Adam có nhiều thứ để ngắm hơn, và tất nhiên phải yêu nhiều hơn!
    2. Ai chung thủy hơn ? Eva! Các cụ đã nói: “Ông ăn chả thì bà ăn nem”. Rõ ràng Adam “ăn chả” trước! Trong khi Eva còn đang chuẩn bị “ăn nem” hoặc chưa “kịp ăn” thì rõ ràng Eva vẫn “chung thủy”!
    4. Ai vị tha hơn? Eva! Cái này tớ đã viết trong lời dẫn của bài này rồi! Các Adam rất yên tâm khi “lạc lối” vì luôn biết rằng “Quay đầu là bờ”! Các Eva ít khi dám “lạc đường” vì “đường về” rất khó khăn!

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

  7. Đề tài này “xương” thật,khó mà phân thắng bại đúng sai lắm. Đứng trên “kinh nghiệm” bản thân thì khoản 1,2,4 là của chị em rồi , còn khoản 3 được chia đều. Nhưng chắc chắn là nếu chúng ta cứ tranh luận “vã “hoặc lý luận “cùn “như VThành thì chẳng có hồi kết cho cuộc tranh luận này. Theo tớ, VThành tách riêng từng bài ra và đề nghị mọi người chứng minh bằng văn học, lịch sử và kinh nghiệm bản thân 🙂 🙂 🙂 . Sau đó TBT cần phải tìm tài trợ để trao giải thật là “hoành tráng” để mọi người còn có cớ gặp nhau chứ nhỉ 🙂 🙂 “)

    Bình luận bởi Le Hoang Oanh | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

    • Hoan hô H.Oanh đã đi cứu trợ lụt bão về! Oanh có thông tin, tư liệu gì về lũ lụt miền Trung ko? Chia sẻ với blog nhé! Tớ muốn viết 1 bài về trận thiên tai lịch sử này ngõ hầu bày tỏ lòng cảm thông với Miền Trung đau thương, kẹt nỗi là ko có tư liệu.

      Quay về cái Quiz “Ai hơn ai” do Quang đề xướng. Theo tớ gọi là cuộc tranh luận e rằng ko ổn. Thực tế trong blog cho thấy, bà con chỉ đọc các “còm” ngăn ngắn thôi, cái nào trên 300-400 từ là “bỏ qua” liền. Viết ngắn thế thôi mà Oanh đòi phải có đủ bằng chứng về “..văn học, lịch sử và kinh nghiệm bản thân…” thì cực khó.
      Tóm lại, ta ko “tranh luận” để đạt dc ai đúng, ai sai mà “bình chọn” phương án trả lời “hấp dẫn, độc đáo mà nghe có vẻ có lý” ! 😀 😀 😀

      Tớ xem lại “lý luận cùn” của tớ, thấy cũng có đủ “luận cứ” (tục ngữ cao dao,kinh sách tôn giáo, trào lưu xã hội, các đánh giá mặc nhiên về quan hệ xã hội,… 😀 ), các “luận chứng” cũng khá chặt chẽ và “biện chứng”. Tớ thấy hài lòng và tự voted cho mình 1 phiếu rồi! 😀
      Thế Oanh lại làm khác hẳn đấy! 3 câu hỏi “hóc búa” #1, #2 và #4 mà Oanh chỉ có mỗi “luận cứ” duy nhất là “kinh nghiệm bản thân” đã vội kết luận luôn cho cả phái Eva! 😀 😀 😀 . Chí ít, “kinh nghiệm bản thân” của Oanh cũng phải có “dẫn chứng”, có “sự kiện” và “nhân chứng khách quan” chứ! 😀 😀 :D.
      Trong khi Đ.T. Kính đi công tác chưa về, blog mình cứ làm vậy đã. Vấn đề XHNV phức tạp như vậy thì phải có chuyên gia thẩm định chứ.
      Tớ thấy sáng kiến “gặp mặt, trao giải” của Oanh là hay nhất! Tớ rất thích kem NZ, lâu rồi ko có “cớ” để qua đó! 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

  8. * All: Riêng topic ” chung thuỷ”, có hẳn một đề tài nghiên cứu chứng minh rằng: mức độ chung thuỷ của phụ nữ thuờng phụ thuộc vào… màu tóc của chủ nhân. ( xin tham khảo trong bài ” tóc bạc ” của Châu Sa và mình đã có một ‘ còm ” về vấn đề này rồi. Xin phép nhắc lại: Một lần có người hỏi Bernard Show: Phụ nữ chung thuỷ nhất thường có tóc màu gì? Trả lời: Màu bạc!!! ( tóc bạc). Thế mà CS lại phát hiện ra rằng, thời hiện đại này cánh đàn ông tóc thường bạc nhiều hơn phụ nữ, chị em bây giờ tóc bạc ít hơn rất nhiều. Connect 2 bổ đề lại với nhau có thể KL: Các Eva ngày nay ít chung thuỷ hơn Adams !!! ? Ha! Ha! VT và Nhà triết học thấy sao? Còn các Eva, xin xá tội, xá tội!!!

    Bình luận bởi lequang | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

    • Cho Quang 1 vote vì có “kết luận bất ngờ” nhờ có 2 “nhân chứng” rất “trọng lượng” là Bernard Show với C.Sa!
      Tớ đề nghị, ngoài 4 câu hỏi rất “vĩ mô” của Quang, ta nên thêm một vài câu “vi mô” hơn vì hình như chị em ko khoái mấy cái khái niệm “vĩ mô” đâu!
      Ví dụ:
      Câu #5: Ai nhớ ngày cưới hơn và tại sao?
      Phương án của tớ: Eva!
      Lập luận: Xưa vẫn coi hôn nhân là trò “may rủi” chia đều cho cả 2 bên. Thực tế cho thấy, Adam vẫn đóng vai trò “chủ động đề xuất”, nhưng Eva mới là người ra “quyết định”. Theo “thống kê ko chính thức”, nếu Eva đã “ngắm ai” thì xác suất “trúng đích” đạt tới 80%, trong khi thành tích của Adam nhỏ hơn 50%! 😀 Vậy thì “quan hệ dẫn tới hôn nhân” hơi giống như cuộc “câu cá” với Eva là người đi câu! 😀 . Các bạn thử tưởng tượng là câu dc 1 con cá to, tất nhiên bạn sẽ nhớ rõ câu nó ở đâu, khi nào… thậm chí có người còn chụp ảnh 2 tay ôm con cá, phóng to, tô màu để treo trên tường,…
      Câu hỏi nhỏ là liệu “con cá ấy” có nhớ ngày nó bị câu không? 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

  9. Tớ thấy VT có quyền ăn vạ kem NZ vì lời phán “lý luận cùn” của Oanh. VT & Quang đều có câu trả lời khá hấp dẫn và chặt chẽ (giống kiểu “ngoan cố”). Mình bỗng nhớ lại cảnh thôn nữ và trai làng ngồi 2 bờ mương đối đáp qua lại. Xem ra các bạn nam xuất xắc hơn bọn mình khỏan này. Mình chịu, không thể nghĩ được cách giải thích hay hơn. Mình chỉ nghĩ 5 yếu tố này rất tỷ lệ thuận với nhau nên đã hơn 1 là hơn tất.
    Mình còn tìm ra 1 định lý nữa, đàn ông giỏi thường ngoan, dở lại hay hư. Mời các bạn chứng minh dùm.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

  10. Tớ thấy C.Sa rất ‘tinh’ khi đưa ra định lý “giỏi thì thường ngoan, dở lại hay hư”. Theo tớ thì dễ hiểu thôi. Vì khi đã là người “giỏi” thì sẽ “giỏi” luôn cả trong nhận thức ‘đúng sai’, “lợi hại” và biết cách cư xử hợp lý hơn. Mà định lý này có lẽ đúng cho cả 2 phái. Sa thấy thế nào.

    Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười 23, 2010 | Trả lời

  11. @ Tâm: Khái niệm “giỏi” của C.Sa phải đi kèm các “điều kiện biên”, Tâm à. Mình biết có người giỏi làm nhưng nói kém, có người giỏi điều hành công việc nhưng lại ko biết cách lập chiến lược phát triển, có người giỏi uống bia nhưng lại kém khi uống rượu,… 😀 . Người mà cái gì cũng “giỏi”: kiến thức uyên bác, ăn hay, nói đẹp, cái gì cũng biết,… thì theo như Văn đã “khẳng định”, “người ấy” chính là cái TV màn hình LCD chất lượng cao, có kết nối vệ tinh hơn 100 kênh digital,… 😀 😀 :D. Nhà tớ có 1 cái TV như vậy, nhưng không phải bao giờ “nó” cũng “ngoan”, thỉnh thoảng vẫn trục trặc, lẫn kênh, lỗi mầu sắc, âm thanh,.. Hu hu.. 😀
    Cái này ngày xưa vẫn dc gọi là “phương pháp phủ định” bằng cách đưa ra “phản ví dụ” ! 😀 😀 😀

    @ C.Sa: Cái “định lý” ( Theorem ) ấy, C.Sa nghĩ lại đi, có nên gọi là “Giả thuyết” (Hyppothesis/Conjecture) vì vẫn chưa dc chứng minh. Và hình như cần bổ sung “điều kiện biên” để hạn chế đối tượng áp dụng!

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 24, 2010 | Trả lời

  12. @ V.Thành & C.Sa : Đúng là định nghĩa người ‘giỏi’ thật khó. Nhưng tớ chẳng thấy người ‘giỏi’ với cái LCD có gì giống nhau cả. LCD quá khiếm khuyết, không biết làm rất nhiều thứ !
    Tớ chẳng nghiên cứu về xã hội nên có gì không đúng xin các bạn thứ lỗi và chỉnh sửa giúp. Cảm nhận của tớ về người ‘giỏi’ là người luôn làm tăng thêm giá trị (increase value) cho gia đình và/hoặc người thân và/hoặc những người xung quanh. Người ‘giỏi’ có thể làm tăng giá trị bằng các cách khác nhau, tùy thuột vào ‘sở trường’ của mình (giỏi kinh doanh, giỏi kiếm tiền, giỏi nghiên cứu, giỏi nội trợ, giỏi quản lý website, giỏi hài hước, làm thơ, hát, múa…). Đ/v những gì không thuộc sở trường của mình, người ‘giỏi’ tuy không tạo thêm được giá trị, nhưng biết điều chỉnh để không làm mai một giá trị của gia đình và những người khác.

    Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  13. @ Tâm: Hoan hô Tâm đã đưa ra “định nghĩa” về khái niệm “giỏi”! Hình như chưa ai viết một cách ngắn gọn và tường minh như Tâm đâu! Tớ rất thích cách trình bày của Tâm, và mong Tâm “tiện tay” cho luôn định nghĩa “Ngoan-Hư”! Come on, Tâm ơi! 😀 😀 😀
    Tớ thử “triết tự” từ Tâm’s “định nghĩa” xem có đc cái gì ko nhé? 😀
    Theo Tâm, “người giỏi” có một số đặc điểm sau:
    1. Có “sở trường” và “sở đoản”!
    2. Có khả năng đóng góp “giá trị gia tăng” (một cách đáng kể) trong các “lĩnh vực sở trường”! Cụm trạng ngữ “một cách đáng kể” là do tớ “bổ sung”, nếu ko thì “người giỏi” ko khác “người thường” là mấy! 😀
    3. Không làm “suy giảm giá trị” đối với các “lĩnh vực sở đoản”.
    OK chưa? Tớ có bỏ sót gì ko ta?
    Quay lại cái ví dụ “LCD” nhé! Xin nói lại, đây là ví dụ của Văn đã đưa ra trong 1 cái “còm”. Tớ chỉ “cố gắng làm cho rõ hơn” mà thôi! 😀
    -#1: Lĩnh vực sở trường của LCD: Nghe -nhìn, giải trí, truyền thông,… “Sở đoản” : Rất nhiều, như Tâm nói, LCD “không biết làm rất nhiều thứ “. Ví dụ: Ko biết lau nhà, nấu cơm, rửa bát, dạy con,… 😀 😀
    – #2: “Giá trị gia tăng”: Quá rõ: hình ảnh rõ nét, màu sắc rực rỡ,kích thước gọn nhẹ rất đáng kể so với các “đối thủ cạnh tranh khác”, ví dụ màn hình CRT (Ống phóng Cathode truyền thống)
    – #3: Tớ thấy cái TV-LCD hoàn toàn “đáp ứng” yêu cầu của Tâm về “…biết điều chỉnh để không làm mai một giá trị của gia đình và những người khác…”. Tất nhiên, nó ko hoàn toàn tự “điều chỉnh” đc, nhưng ta vẫn có thể set-up nó ở chế độ Auto-contrast, Auto-Color, Soft-soundness,… và cùng lắm thì tắt béng nó đi nếu chán quá!
    Vậy, cái LCD này cũng rất gần giống “người tốt” đấy chứ? 😀 😀 😀

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  14. V.Thành ơi, tớ hiểu “sở đoản” là điều mà người ta làm không hơn được người khác, chứ không phải là điều mà người ta hoàn toàn bất lực, không thể làm được.

    LCD chẳng tự làm gì bao giờ, nếu không có người khác thúc ép. Dù có được ‘cầm tay, chỉ việc’ thì LCD vẫn hoàn toàn bất lực trong rất nhiều việc, nhất là những việc quan trọng như suy xét, nhận định, dự đoán, cảm xúc v.v.. LCD không giống người ! Nếu cố tình so sánh LCD với ‘con người’ thì đó chỉ là người thiểu năng, tàn tật, hoặc cùng lắm là một ôsin thụ động, chỉ biết làm tốt một số rất ít việc khi được sai bảo. LCD chẳng đáp ứng được yêu cầu nào trong đ/n của Tâm cả.

    Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

    • @ Tâm: Tớ thấy ngay là “ví dụ về LCD” của tớ chỉ đạt được tiêu chí “vui vẻ, hài hước” thôi mà ko thuyết phục được Tâm! OK, tớ nghe lời khuyên của Văn “thỏa hiệp” bằng cách rút lại “phản ví dụ” này! 😀 😀 😀

      Chính Tâm lại “gợi ý” tớ đưa ra một ví dụ khác, đó là trường hợp của Stephen William Hawking, nhà Vật lý-Thiên văn học đương thời có lẽ là nổi tiếng nhất!
      Thông tin chi tiết, xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Stephen_Hawking

      Hawking tuy là người “tàn tật, thiểu năng” từ nhỏ, nhưng nếu chỉ dùng từ “giỏi” để nói về ông ấy thì ko đủ! Ông ấy là thiên tài! Ông ấy bị liệt hầu như toàn thân, chỉ có đôi mắt là cử động được khá bình thường, nhưng ông ấy đã “nhìn thấy” và tiên đoán nhiều hiện tượng vật lý ở tận trong Hố đen (Black holes)! Quá là siêu!

      Thêm một ví dụ nữa là nhà vật lý thiên tài, Giải thưởng Nobel về Vật lý, Lev Davidovich Landau! http://en.wikipedia.org/wiki/Lev_Davidovich_Landau

      Trông vậy, nhưng Hawking cũng rất “đào hoa”, ngồi liệt một chỗ mà cũng kịp có “tập 1, tập 2,..” 😀 😀 😀
      Còn Landau lại càng nổi tiếng với danh hiệu Lady-killer… 😀

      Trong mắt của các Eva, 2 vị “dị nhân” này có được coi là “ngoan” ko?

      Hay là đây chỉ là các trường hợp cá biệt chỉ liên quan đến các Adam “thành danh” với môn Vật lý? 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  15. Chào các bạn, tớ thấy cái mà CS gọi rất hùng hồn là định lý rất tổng quát ấy có lẽ phải xem lại. Thứ nhất, nó đi ngược với “truyền thống” cha ông ta tổng kết (“có tài thường có tật”), thứ nữa, nó khó chứng minh tới mức các phương án đưa ra, dù được tranh luận sôi nổi, vẫn chưa ngã ngũ, để rồi VT phải đề nghị chuyển nó thành “giả thuyết”.

    Tớ bắt đầu nghi ngờ, liệu có phải thêm một “chiêu” khích tướng của CS không? Mà câu trả lời dù đúng hay sai cũng cứ hoan hô CS cái.

    Để các “còm sỹ” không phải lâu công như giới toán học chứng minh “Bổ đề cơ bản”, tớ mạo muội đưa ra một “trường hợp riêng”, hay “định lý” hẹp hơn như sau:

    “Người giỏi và ngoan hiếm như “lá mùa thu” và phần lớn trong số đó đã đậu vào các bạn nữ lớp mình”.

    Mời các bạn chứng minh Định lý 😀 :D. Không quá khó với phép quy nạp phải không? 😉 😉

    Định lý riêng đúng không có nghĩa định lý tổng quát cũng đúng. Dù thế nào đi nữa, tớ xin được đề xuất 2 Bổ đề, mà thiếu nó sẽ khó mà chứng minh, hay phủ định, “Định lý lớn Châu Sa”, như sau:

    Bổ đề 1 (Về phép quy nạp): “Trong triết học, ngoại lệ khẳng định cho quy luật”. Bổ đề này dễ dàng mở rộng sang cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội 😀 😀

    Bổ đề 2 (Về tính nguyên tắc): “Tính nguyên tắc cao nhất là nghệ thuật biết…thỏa hiệp”

    BĐ1, tớ không nhớ chính xác ai nêu và chứng minh — nhờ chuyên gia Kính xác nhận hộ. Còn BĐ2 có tác giả rõ ràng là 1 nhà triết học cực kỳ nổi tiếng, “ai cũng biết là ai”, có tên thân mật là Volodia và full initial là Vladimir Ilich 😉 😉

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  16. Tớ tâm đắc với những ý kiến của Tâm. Tới xin bổ sung: giỏi là làm hơn nhiều người ở những việc được đánh giá cao (vd học giỏi, thành công trong nghề nghiệp,…); ngoan hay hư là về nhân cách. Cho nên tình cảm nông cạn hay dễ bỏ người yêu không phải hư dù cũng làm người khác phải đau khổ. Người ta mắc sai lầm nhưng vẫn có thể ngoan. Nhiều khi sống “đúng sách” vẫn hư.
    Mà Landau được VT gán cho Hùng Quẩy làm mình thấy tức cười với nhãn hiệu Lady-killer quá!

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  17. @ Tâm & C.Sa: Tớ thấy “định nghĩa” về “người giỏi” có vẻ dần dần sáng tỏ sau khi kết hợp một loạt các “thuộc tính” mà 2 vị đã nêu.
    Tiếp tục khái niệm “ngoan-hư” nhé. Theo C.Sa thì đây là phạm trù liên quan đến nhân cách. Tớ nghĩ, có lẽ dùng khái niệm “đạo đức” thì hợp lý hơn. Tớ vẫn cho rằng, “đạo đức” là quy ước về ứng xử của một cộng đồng, một tầng lớp,… (cái này phải hỏi lại Đ.T. Kính! ). Nói chung, đạo đức là khái niệm mang tính “xã hội” tức là liên quan đến nhiều người, và đạo đức có tính “động”, thay đổi theo thời gian và nhiều lúc có những đột biến. Trong khi đó, “nhân cách” lại mang tính “cá thể” hơn và ít chịu biến động lớn. Nhân cách có thể phát triển hoàn thiện hơn để “bù đắp” những khiếm khuyết, nhưng ít khi “loại trừ” những yếu tố đã có.
    Hồi những năm 7x, bọn “tóc dài, quần loe” bị cộng đồng VN coi là “hư” là “kém đạo đức”. Bây giờ, nếu có ăn mặc như vậy ra đường thì chỉ bị coi là “âm lịch” chứ ko có “ngoan-hư” chi hết!

    Mình thấy Văn trích dẫn “các cụ” câu “có tài thường có tật” là rất chí lý. Trên quan điểm “biện chứng-lịch sử” ( 😀 😀 😀 ), câu nói của các cụ có vẻ “ám chỉ” các Adam mà thôi! Có lẽ “quy luật” này chỉ liên quan mật thiết đến hooc-môn nam tính! Các Eva tài năng, ko bị cái hooc-môn “đọc địa” kia chi phối, sẽ có cách hành xử đúng như Tâm đã nhận xét: “…khi đã là người “giỏi” thì sẽ “giỏi” luôn cả trong nhận thức ‘đúng sai’, “lợi hại” và biết cách cư xử hợp lý hơn…”.
    Vậy, C.Sa’s “Định lý tổng quát” có thể có dạng:
    1. Adams : “có tài hay có tật, có tật dễ sinh hư”!
    2. Evas: “tài giỏi chắc chắn là ngoan” (ít nhất là trong lớp mình! 😀 )

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 25, 2010 | Trả lời

  18. Mình cũng đồng ý với Văn là Sa rất có tài”khích” nhưng lần này là khích các Adam với một câu kết luận đơn giản về phái mạnh” giỏi thường ngoan, dở lại hay hư” .Cái kết luận ấy thật sự là rất đơn giản nhưng mình đồng ý là kết luận này khá đúng với thực tế. Rất ngưỡng mộ Tâm với tinh thần chiến đấu dũng cảm làm Văn Thành chưa tìm ra lời giải nào thấu tình đạt lý cả:))) Có lẽ Văn Thành nên dùng đến chước “tẩu kế”:)))

    Bình luận bởi Le Hoang Oanh | Tháng Mười 26, 2010 | Trả lời

    • Hi Oanh! Sao Oanh lại “xui” tớ “tẩu kế” vậy? Ở đây bọn mình đâu có “tranh luận” để phân biệt “ai đúng, ai sai” mà tập trung vào “phân tích” để cùng “chứng minh” cái “định lý” của C.Sa! Lúc đầu, tớ lấy cái LCD làm “phản ví dụ” cho “định nghĩa về cái giỏi, người giỏi” của B.Tâm. Có vẻ “ví dụ” này hơi hài hước nên tớ phải “xin rút” thay bằng 2 đại diện tiêu biểu có danh “Lady-killer” (Hawking và Landau). Nếu các Eva vẫn coi các Lady-killer là “ngoan” thì tớ “thua” luôn!
      Còn ngược lại, thì các Eva phải cùng “phân tích” cái C.Sa’s “Định lý tổng quát” mà tớ vừa đề xuất!
      @ C.Sa: Sa đúng là có trí nhớ tuyệt vời! Đến bây giờ vẫn nhớ hình minh họa cho bài “Lên đĩa-Hùng “Quẩy” ” là lấy ảnh của Lev Davidovich Landau! Có đúng là Landau trong ảnh có ngoại hình rất giống Hùng “quẩy” ko nào? 😀 😀 😀 . Tớ thấy cảnh “Landau đẩy xe bánh mì” buồn cười hơn là liên tưởng Hùng “Quẩy” với Lady-Killer! Đối với các Adams, lady-killer ko bị coi là “hư” đâu nhé! Nếu có dịp, mời các bạn đến PTN của Hùng “quẩy” ở ĐH Bách khoa HN thấy 1 đàn các “bóng hồng” chạy xung quanh Giáo sư, đảm bảo rất nhiều anh em phải “thèm”! Chẹp chẹp… 😀 😀 😀 (Viết “bừa” vậy, vì biết thừa “Quẩy” ko vào blog đâu, cãi làm sao dc! 😀 😀 😀 )

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 27, 2010 | Trả lời

  19. Thấy H.Oanh khen có “tinh thần chiến đấu dũng cảm” tớ giật mình, chợt nghĩ chắc mình lại làm gì “thất thố” rồi, và chuẩn bị “tạ tội” nữa. May quá, V.Thành đã tha ngay cho cái tội “hay cãi” rồi !

    V/vụ Lady Killer, tớ hết sức thống nhất với V.Thành là Lady Killer (nói chung) thuộc hàng ngũ người giỏi đấy. Thì cũng vẫn “lý luận” cũ là “đã giỏi thì việc gì cũng giỏi”. Hay nói như V.Thành là đã giỏi đủ thứ rồi thì ‘tiện tay’ “diệt” thêm ‘một lũ xin chết’ nữa âu cũng là … làm phúc thôi ! Tớ nói thế có “động chạm” gì không nhỉ. Tớ xin lỗi trước đấy nhé.

    Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười 27, 2010 | Trả lời

    • @ B.Tâm: Ối giời ơi! Tâm vẫn thật thà quá! “Tên ” Oanh đang “mắc nợ” kem NZ, tính “đẩy hạ” sang Tâm đấy! 😀 😀 😀
      Tớ thấy Tâm có cái nhìn rất “thoáng” đối với lady-killer! Hâm mộ quá!
      Mà tớ có nói thế này đâu: “…đã giỏi đủ thứ rồi thì ‘tiện tay’ “diệt” thêm ‘một lũ xin chết’ nữa âu cũng là … làm phúc thôi !…” Đây là Tâm nói, sao lại “gán” cho tớ?

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 28, 2010 | Trả lời

  20. Tên Tâm làm gì mà động tí đập đầu xin lỗi thế. Tớ đã nói rồi, làm đúng sách chắc gì đã ngoan!
    VT với các bạn nam yên tâm, tớ nghĩ đám phụ nữ có làm “khối anh chết, nhiều anh bị thương, số còn lại xin hàng” mà vẫn thấy mình ngây thơ vô(số)tội thì cũng biết công bằng với đối tác thôi. Còn tớ mà nói xấu các lady-killers thì chắc gần hết lớp mình thù tớ chết!
    Cái đ/l mình nêu ra là dựa trên thống kê “thô”. Na ná như linear regression, trên thực tế các điểm (x,y) không hòan tòan nằm trên cùng đường thẳng nhưng người ta vẫn coi quan hệ x và y là linear. Và các outliners có thể được bỏ qua.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 27, 2010 | Trả lời

    • @ C.Sa: Vì công bằng giới tính, tớ đề nghị đưa thêm thuật ngữ “Gentleman-killer” hay đơn giản hơn “Adam-killer”. Nhất trí nhé, cả Lady- và Adam killers đều đc coi là “ngoan” nếu các “nạn nhân” đều là “tình nguyện viên” hoặc các killers vẫn cảm thấy mình “ngây thơ, vô (số) tội ” ! 😀 😀 😀
      Các Eva lớp mình “thoáng” thật, tiếc quá, giờ mới đc biết! 😀 😀 😀

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 28, 2010 | Trả lời

  21. V.Thành nói thế thì hơi … quá đà rồi. Việc này trình bày đầy đủ thì dài dòng lắm. Nhưng tóm lại là phải có giới hạn chứ. Nhân phẩm sẽ mách bảo người ta việc gì có thể và việc gì không… Làm gì có chuyện cứ tùy tiện (hoặc ‘trơ trẽn”), cố ý “lợi dụng tình cảnh khó khăn” hay “cài bẫy” để “giết người lương thiện’ (dù là chưa giết được), rồi tự cho mình là “ngây thơ, vô tội” được !

    Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười 28, 2010 | Trả lời

    • @ B.Tâm: Hê hê.. Lần này thì bị B.Tâm “mắng” thật rồi! Thực ra, mang cái danh “hơi… quá đà” kể ra cũng “áy náy” 😀
      Tại Tâm ko đọc kỹ cái “còm” tớ viết cho C.Sa đấy! Những câu trong ngặc kép là tớ trích dẫn của Sa mà! Còn Tâm “trích dẫn” lại thì thiếu mất chữ, thì mới nên chuyện “vô (số) tội” hóa thành “vô tội”! 😀 😀 😀 C.Sa viết “khôn” lắm!
      Tớ chỉ muốn nhắc lại “chính kiến” của tớ về khái niệm “ngoan-hư”. Tớ đã viết ở “còm” trên rồi, “ngoan hay hư” không phải tự mình mà phải do cộng đồng đánh giá trên cơ sở các “chuẩn mực đạo đức” mang tính ước lệ của cộng đồng đó. Tớ thấy “ngài ngại” dùng từ “nhân phẩm”! 😀 😀 😀
      Tự mình cũng có thể “ước lượng” dc đánh giá của cộng đồng, nhưng đôi khi cũng bị mắc lỗi “ngây thơ” vì thiếu khách quan!
      Đúng là “đề tài” này “xương” thật, mỗi ngày chỉ có 1-2 cái “còm”. Ý kiến có “trọng lượng” nhất nhẽ ra phải là của Kính, vậy mà “người” ko thấy đâu!

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 28, 2010 | Trả lời

      • V.Thành: Thương Thành quá, nhưng mình “bất lực”, “tọa sơn quan ĐA hổ đấu” vậy thôi! 😀 ,ngay cả sự “theo dõi” blog của mình cũng không đến đầu đến đũa. Tớ sẽ hẹn sự “phục thù/ trả thù” cho Thành vào dịp khác nhé!

        Bình luận bởi Đỗ Thiên Kính | Tháng Mười 28, 2010

  22. * Chào cả nhà, tuần vừa rồi bận công tác quá không vào Block, hôm nay on line thấy bà con luận chiến rất sôi nổi rất Ao, tiếc là TBT VT đã chuyển sang mục khác rồi.

    Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười 30, 2010 | Trả lời

    • @ Quang: Chủ đề này đã đóng đâu, Quang ơi! Tớ vào “danh sách bản nháp” thấy bài kia, cậu để lâu quá thì đăng hộ luôn thôi! Blog mình có thói quen “multi-tasking”, một lúc có thể triển khai nhiều chủ đề mà!
      @ All: Bà con vô blog mà ko nhận ra 2 “ảnh trang bìa” mới à? Chí ít, 2 vị “Đồng Đình nguyên” khóa trước phải chúc mừng 2 “nhân vật” mới chứ!

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 30, 2010 | Trả lời

      • * VThành: Sao lại không nhận ra chứ, bản quyền tác giả cả 2 ảnh đó là của mình mà. Nhưng hình như ” tái bản ” trông lại mượt mà hơn thì phải! Xin chúc mừng 2 ” Hoa hậu U-60″ của lớp nhé!

        Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười 31, 2010

  23. Nhóc nhà tớ bị bệnh mấy hôm nay, đang phải canh trong BV, may mà có 3G 🙂

    Chúc mừng BT và NM “ra mặt tiền” nhé, có giá lắm đấy!

    Chung quanh ĐL của CS có nói mãi cũng không hết chuyện, “xưa như trái đất rồi”. Tớ nghĩ và nói “vo” cho nó tròn thế này, “giỏi và ngoan” cũng giống như “vừa hồng vừa chuyên” mà “Bác ta” muốn xây dựng í. Kết quả thế nào mọi người đều biết

    PS. Quang phạm “húy” rồi nhé, ladies have no age!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười 31, 2010 | Trả lời

    • Chúc mừng Băng Tâm và Nam Mai nhé! Thế là 2 bạn đã “lật đổ” tớ và Văn 😀

      Bình luận bởi Đỗ Thiên Kính | Tháng Mười 31, 2010 | Trả lời

      • @Văn & Kính: Cảm ơn các bạn chúng tớ ra ‘mặt tiền’. Nếu ‘có giá’ mà lại bán được thì sẽ chiêu đãi các bạn ngay !

        Kính nói chỉ toàn … đúng thôi. Đúng là ‘lật’ để ‘đổ’ luôn mà. (Đùa tí cho vui thôi)

        V.Thành ơi, sao Thao đã lên trang bìa mà không thay ảnh cũ đi nhỉ ? V.Thành để nhiều ảnh trên trang bìa thế trông có hơi “rối” không ? Liên tục thay đổi có lẽ hấp dẫn hơn đấy.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 5, 2010

      • @ Tâm: Tâm à, ý Tâm là khi Thao “lên bìa” thì 2 bạn kia (Mai với Tâm) phải “xuống” à? Đâu có đơn giản vậy!
        “Tên” Thao này dc “lên” là do may mắn “bốc thăm trúng thưởng”, còn 2 bạn lại là người được “bình chọn” rất kỹ lưỡng và công bằng!
        Túm lại, kẻ phải xuống phải là Thao đấy! 😀 😀 😀
        Vì Thao mấy hôm nay, bận gì ko biết mà ko thấy xuất hiện “đáp lễ” bao nhiêu lời chúc của bà con? Vậy thì cứ để như thế nhé?

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 5, 2010

      • @ V.Thành, Văn, Kính : Xin lỗi các bạn vì vội qua nên viết Com thật ‘ngớ ngẩn’. Ý của Tâm là: “Cảm ơn các bạn đã chúc mừng chúng tớ lên trang bìa”. May sao các bạn vẫn hiểu ý.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 5, 2010

      • @Văn & Sa : Tớ xin phép hai bạn được “nói leo” vào câu hỏi Văn hỏi Sa nhé. Vụ Bill Clinton đã được điều tra kỹ lưỡng nên tớ không sợ hiểu lầm. Với những gì đã biết, nếu tớ là CS, tớ sẽ chọn câu hỏi ‘NO’.

        Còn vụ ông Landau kia thì tớ không rõ ‘đầu đuôi câu chuyện’ nên không dám nhận xét.

        Đúng là xấu hay tốt còn tùy hoàn cảnh. Nhưng trong việc này có một số giới hạn mà hầu như mọi người (cả hai giới Nam-Nữ), ở mọi thời đều thống nhất coi là “trái luân thường đạo lý”. Chẳng hạn như ‘săn’ ‘đối tượng’ là “vợ/chồng của bạn” hoặc “vợ/chồng của người thân” là việc làm đê tiện không thể biện minh được.

        Tớ coi việc này còn đê tiện, hèn kém hơn rất nhiều so với việc tìm ‘đối tượng’ ở những nơi ‘tai tiếng’ như “lầu xanh” hay “vũ trường”.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 5, 2010

    • Ấy, kg ví thế đc, định lý là qui luật tự nhiên, còn mô hình mẫu là sản phẩm do người tạo ra nên cưỡng ép, đôi khi kg đáp ứng thực tế.
      Cái tật của người tài nói chung kg vi phạm phạm trù đạo đức (khó tính, kiêu, bừa bãi,… ).

      Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 1, 2010 | Trả lời

      • @CS: tớ hiểu câu hỏi của V.Thành cho CS thế này, người giỏi mà típ “lady-killer” (“sát gái”, dân dã gọi là “lăng nhăng”)có được các bạn nữ coi là “ngoan” không? Thành đã lấy ví dụ Lev Landau, thêm một ví dụ còn “nóng hổi” nữa là Bill Clinton. Bạn chỉ cần nói Y or N, không quan tâm tới nguyên nhân “lăng nhăng” 😉 😉

        Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 4, 2010

      • @ Văn: Sa và Tâm đã có câu trả lời rất rõ ràng:
        C.Sa: “..Cái tật của người tài nói chung kg vi phạm phạm trù đạo đức (khó tính, kiêu, bừa bãi,… ).” . Tức là “người tài mà có tật thì vẫn dễ thương”!
        B.Tâm: “…đã là giỏi rồi ‘tiện tay’ “diệt” thêm ‘một lũ xin chết’ nữa âu cũng là … làm phúc thôi…” .
        Túm lại, Eva lớp mình có lẽ là “đệ tử” của trường phái “hậu hiện đại”, các Adam phải “cố gắng” nhiều mới theo kịp trào lưu! 😀 😀 😀

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 5, 2010

      • Hehe Thành ơi, lại nhớ thêm một “quy luật của muôn đời” nữa là: phái nam luôn “chậm phát triển” hơn các Eva trong mọi lĩnh vực. Thành ra phải học với bạn nam đồng niên (vẫn còn “chíp hôi”) cũng là thiệt thòi cho các bạn nữ lớp mình. Thành có nhớ hình ảnh đoàn tàu liên vận HN-Moscow mùa hè ’77, khi đã qua ga Bằng Tường, anh em vẫn xúng xính bộ complet đồng phục xám ngoét của bác Tứ thì chị em đã rợp trời áo hoa quần loe (vẫn còn đang bị cấm tại VN), sáng cả đoàn tàu. Anh em ta cứ gọi là phục lăn!

        Lập trường the winner takes it all của CS làm tớ nhớ tới đã được đọc về nguồn gốc vòng nguyệt quế thế này (chưa kiểm chứng, bạn nào có điều kiện googling giúp nhé).

        Đã từ lâu, và cho tới tận giờ, vòng nguyệt quế là biểu tượng của người chiến thắng. Nhưng còn xưa hơn nữa, thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế chỉ là giải “an ủi” dành cho kẻ về nhì (runner-up) trong các cuộc tranh đua. Còn người thắng cuộc được gì? Xin thưa, phần thướng quý giá nhất dành cho nhà vô địch chính là phụ nữ đẹp.

        Thế thời thời thế…, nữ quyền lên ngôi, dù đôi lúc, đôi nơi hơi lệch lạc, mỹ nhân không còn là trophy nữa nên vòng nguyệt quế đương nhiên được “đôn” từ “the runner-up’s” lên thành “the winner’s” 😀 😀

        Nhưng cái “cũ” mà vẫn có “giá” đâu dễ bị loại! CS và BT đã giúp ngộ ra rằng, ladies hiện vẫn là add-on bonus cho nhiều người “giỏi”, thậm chí họ còn được coi đã “tiện tay làm phúc”. Quá đã quá đã!

        Tự ngẫm và trách mình “kém cỏi” quá, huhu…, uổng công đọc sách thánh hiền rồi! :(( :((

        Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 5, 2010

      • Hi Văn: Tớ “gúc” được (ko bằng google nhé) cái này hơi khác: Vòng nguyệt quế có từ thời Hy lạp cổ đại, tức là trước cả La mã, dùng cho các cuộc thi đấu bây giờ gọi là Olympic Games! Đúng là lúc đầu, người thắng chỉ được mỗi cái vòng nguyệt quế còn người “về nhì” thì dc cái “bình uống rượu có 2 cái quai”, ý nói kém quá, uống rượu phải dùng 2 tay !. Bây giờ, cái bình rượu ấy gọi là cái Cup! Sau này chút ít, the Winner thấy cái Cup vừa đẹp lại vừa có giá trị sử dụng hơn cái vòng nguyệt quế vài ngày đã héo, nên đã đòi bằng được cái Cup kia “ăn theo” cái vòng nguyệt quế! Không biết cái lệ ấy tiếng Hy lạp cổ gọi là gì, nhưng hình như dịch sang tiếng Anh hiện đại là “The winner takes it all ” ! 😀 😀 😀
        Đến thời La mã, xuất hiện các võ sĩ giác đấu (gladiator) từ các nô lệ. Đúng là kẻ chiến thắng được thưởng “chiến lợi phẩm” là các nữ nô lệ nếu các Quý bà ngồi xem ko có ý kiến gì! Ngược lại, nếu thấy hấp dẫn, các Quý Bà có quyền chọn “the Winner” làm “người hầu hạ”. “Kẻ may mắn” này chỉ được sống thêm vài ngày, sau khi hoàn thành sứ mệnh “bảo toàn ngân hàng gen”! Té ra, “người chiến thắng” thực sự đâu phải là mấy tên Adam “cơ bắp” ! 😀 😀 😀
        Vậy mới có câu:
        Kiếp sau xin chớ làm “men”
        Cầu Trời ban phước, làm “em chân dài” !!!
        😀 😀 😀

        Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười Một 5, 2010

    • * VĂn: Đồng ý ngay! ( Ladies have no ages !).

      Bình luận bởi lequang | Tháng Mười Một 4, 2010 | Trả lời

  24. @VT: cám ơn TBT đã check giúp. Như vậy tiểu tiết đã được hiệu đính, nhưng bản chất vấn đề vẫn không thay đổi phải không. Mà cũng không loại trừ, cách giải thích như Thành tìm ra cũng chỉ là một option, tam sao thất bản do thời gian mà…
    BT cũng vừa làm rõ thêm “miền xác định” của “toán tử” “người giỏi”, chỉ cần chừa ra “vài phương” là OK-la đấy, anh em cố gắng lên nha 😀 😀

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 5, 2010 | Trả lời

    • @Văn & Sa : Văn đừng vội ‘kêu gọi’ thế, làm Tâm mang tội to mất. Tâm mới chỉ ví dụ ‘một hai phương’ thôi. Còn rất nhiều “phương” khác cũng không nằm trong ‘miền xác định’ đấy. Mà đã không thuộc ‘miền xác định’ thì không thể chấp nhận, chứ không phải chỉ sai gấp đôi đâu Sa à.

      Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 7, 2010 | Trả lời

  25. Mình còn nhớ rất rõ 1 cảnh trong phim Nga mình xem từ hồi nhỏ: ông kỹ sư già nói với cậu GĐ trẻ đang bị điều tra do tố cáo của bọn xấu, “tôi kg ưa gì anh nhưng hãy cầm lấy tài liệu này để bảo vệ mình”. Đấy là bài học về tôn trọng sự thật, sự công bằng, không để cảm tính ảnh hưởng đến phán xét của mình.

    Bàn về tốt xấu, ngoan hư cũng vậy. Mình biết phận kém nên chẳng dám đọ sức với các lady-killers nhưng họ chẳng có lỗi nếu kg lừa dối phản bội ai. Ngòai ra, mình gét tính lăng nhăng của Bill C. nhưng vẫn coi ông là người tốt. Nếu ông kg phải chính khách thì lỗi kia chỉ trong gia đình thôi. Mình cũng đồng ý với Tâm, mắc lỗi với bạn và người thân là gấp đôi mức độ (phản bội 2 người).

    Nhiều người không phân biệt yêu gét và nhận xét tôt xấu. Dẫn đến bênh người thân chằm chặp và qui mọi cái xấu cho người mình kg ưa.

    FYI, mình đã từng nghe tâm sự, “thà hắn có bồ mà ra đàn ông còn mát mặt”!(Thế mới thực đã Văn ạ).

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 6, 2010 | Trả lời

    • @ C.Sa: Sa nói chí lý, chẳng có ai là hoàn hảo 100% cả! Mình và nhiều người cũng hâm mộ Bill Clinton- Chính khách, nhiều chị em thì mê mẩn Bill-Đàn ông, còn các bà vợ chắc ko ủng hộ cái tay Bill-Ông chồng ấy mấy!

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 6, 2010 | Trả lời


Gửi phản hồi cho lequang Hủy trả lời