Lớp A0 – Khóa 9

They came, they saw and they ….

20 nhà khoa học còn sống, có ảnh hưởng nhất đến thế giới.


Cuối năm thường là thời gian để người ta nhìn lại và tổng kết các sự kiện diễn ra trong năm. TBT đã thả các bông tuyết lên blog của A0khoa9 từ lâu rồi. Trong khi chờ đợi ban biên tập tổng kết blog, mình xin mạn phép đưa ra một loại tổng kết khác, góp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau.

%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

Ngày nay các nhà khoa học có lẽ là những người có ảnh hưởng nhất đến thế giới của chúng ta không chỉ bởi họ đã đem lại những tiến bộ vĩ đại trong y học, trong công nghệ … mà còn bởi họ giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc, thế giới quanh ta là gì, nó vận hành như thế nào.Vai trò của các nhà khoa học trong việc định hình thế giới quan của nhân loại là không thể thay thế.

Trang web bestscholar đã đưa ra một danh sách 20 nhà khoa học còn sống có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới thế giới của chúng ta. Mặc dù chẳng mấy ưa các loại ranking, nhưng trong này có tới tận 5 nhà toán học nên phải khoe cái.

1. Persi Warren Diaconis, sinh năm 1945. Ông hiện là giáo sư toán, chuyên ngành xác suất thống kê tại đại học Stanford. Trong cuộc đời của mình, ông từng là một ảo thuật gia chuyên nghiệp, nhiều năm kiếm sống bằng nghề làm ảo thuật, với những thủ thuật chia bài, tráo đồng tiền. Không biết có phải vì vậy mà khi quay trở lại làm toán, ông đã chọn lý thuyết xác suất, nghiên cứu tính ngẫu nhiên của việc tráo các quân bài, hay tung các đồng xu. Ông là người đã hợp nhất lý thuyết nhóm với chuyên ngành thống kê học, và đã làm thay đổi căn bản cách hiểu của chúng ta về tính ngẫu nhiên (randomness). Năm 2004 mình ngồi nghe bài giảng của ông này tại Berkeley mà vẫn tưởng đang nghe một ảo thuật gia trình bày.

P. Diaconis

2. Donald Ervin Knuth, sinh năm 1938. Hiện ông đang là giáo sư danh dự tại đại học Stanford. Ông thực ra là một computer scientist – một từ mà mình không biết dịch ra tiếng Việt là gì. Ông là tác giả của bộ sách nhiều tập The Art of Computer Programming rất nổi tiếng, và được coi là cha đẻ của ngành phân tích thuật toán, thành phần quan trọng nhất trong lý thuyết độ phức tạp tính toán. Có thể nói các công trình của ông đã thay đổi cách nhìn nhận về lĩnh vực của các khoa học máy tính. Bên cạnh những đóng góp cốt lõi cho lý thuyết thuật toán, ông cũng là người đã sáng tạo ra hệ soạn thảo TeX, mà ngày nay bất kỳ một người học toán nào đều phải biết và dùng tới. Và có lẽ với dân làm toán thì người ta thường gắn liền D. Knuth với TeX chứ không phải với computer sciences.

D. Knuth

3. Roger Penrose, sinh năm 1931, hiện là giáo sư danh dự tại Viện Toán thuộc trường Oxford. Là một nhà vật lý toán, ông đã có những công trình đôt phá không chỉ trong lĩnh vực vật lý cơ bản mà còn cả trong mối liên hệ với xã hội học – ý thức của con người. Penrose được giới khoa học biết đến bởi nững phát minh của ông trong vật lý toán, đặc biệt là những đóng góp của ông cho lý thuyết tương đối rộng và cosmology. Trong vô số các giải thưởng mà ông đã được nhận có giải Wolf ông nhận cùng với Stephen Hawking Định lý nổi tiếng Penrose–Hawking singularity theorems của 2 ông giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn về vũ trụ, lỗ đen, bigbang,…. Cuốn sách The Emperor’s New Mind của ông chỉ có 248 trang mà rất khó đọc. Trong đó ông chứng minh rằng các định luật đã biết của Vật lý là không đủ để giải thích các hiện tượng của ý thức con người.

R. Penrose

4.  Andrew Wiles, người đã quá nổi tiếng với việc giải bài toán Phécma, tồn tại hơn 300 năm. Không cần phải nói nhiều về ông này. Nhưng mới đây (tháng 8/2012), nhà toán học Nhật bản Shinichi Mochizuki của trường Tổng hợp Kyoto mới đưa ra một chứng minh cho “giả thuyết ABC”, một giả thuyết nổi tiếng không kém, và sâu sắc hơn nhiều so với bài toán Phécma. Nếu chứng minh của Mochizuki là đúng thì bài toán Phécma có thể chứng minh trong vài dòng, chứ không phải là cả hàng trăm trang như công trình của Wiles.

andrew-wiles

5. Edward Witten, giáo sư vật lý toán tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, Mỹ. Ông chính là người đã đặt ra nền tảng toán học cho lý thuyết dây. Ông cũng là nhà vật lý đầu tiên được nhận giải thưởng Fields danh giá của Hội Toán học thế giới vào năm 1990. Năm 2004, tờ Time đã bầu ông là nhà vật lý lý thuyết còn sống vĩ đại nhất. Những công trình của ông về lý thuyết dây đã đem lại những phát tiển vượt bậc trong tô pô, lý thuyết nút, … Năm 2002 tại đại hội toán học thế giới ở Bắc Kinh, khi nghe E. Witten trình bày, có đồng nghiệp đã bảo với mình rằng rất có thể Witten sẽ có Nobel prize trong … Kinh tế.

ed-witten

Tháng Mười Hai 15, 2012 - Posted by | Danh nhân, Tổng hợp

5 bình luận »

  1. Mình phải thú nhận rằng:
    – Persi Diaconis chỉ đứng hàng thứ 4 trong danh sách 20 người đó thôi. Người đứng số 1, mình nghĩ chắc tất cả chúng ta đều nhất trí: Tim Berners-Lee, người sáng tạo ra www, nhờ có nó mà chúng ta đang được đọc những dòng này.
    – Trong 5 nhà Toán học mà mình liệt kê thì chỉ có 2 là pure mathematician.

    Mong TBT Văn Thành và các bạn khác viết thêm về những người khác trong danh sách này.

    Bình luận bởi nguyenvietdung | Tháng Mười Hai 15, 2012 | Trả lời

    • Hi Dũng,
      Mình rất tò mò về các công trình của ông Persi Diaconis mà chưa tìm dc, Dũng kiếm hộ cái nhé! Chẳng là tớ đang đo cự ly bằng phương pháp Parralax và chạy mấy cái Kalman Filter để khử độ sai lệch thấy chưa được ổn lắm. Hy vọng Diaconis có giúp dc gì chăng?
      Trong giới phát triển ứng dụng Internet, tớ thấy vai trò của Bob Kahn (Robert Elliot “Bob” Kahn – http://en.wikipedia.org/wiki/Bob_Kahn) được đánh giá cao nhất như “cha đẻ” của giao thức TCP/IP- nền tảng cơ bản của Internet. Sau đó còn một loạt các nhà sáng chế ra : HTML, HTTP,… Tim Berners-Lee với kiến trúc WWW có lẽ chỉ là người “đặt dấu chấm lên trên chữ i” thôi! Tất cả các vị trên đều còn sống cả đấy! 😀 😀 😀

      Về Edward Witten với “The superstring theory” thì có lẽ người VN biết rõ nhất chính là bạn Đàm Thanh Sơn, cũng là dân A0 ta. Các công trình về “Chất lỏng lượng tử” của GS Sơn (Đại học Chicago) liên quan rất mật thiết với “Lý thuyết siêu dây” này.

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Hai 19, 2012 | Trả lời

  2. Chào V.Dũng và các bạn,
    Cám ơn Dũng đã có bài tổng hợp rất hay tuy có vẻ hơi “thiên vị” cho ngành Toán?
    Để tiện tham khảo, các bạn có thể tra cứu theo đường link này:
    http://www.superscholar.org/features/20-most-influential-scientists-alive-today/

    Trong mấy ngày cuối năm, mình bận lu bù với các báo cáo, nghiệm thu, tổng kết … của cơ quan. Vì vậy, việc tổng hợp, thống kê lại các về hoạt động trong năm qua của Blog-AoK9 sẽ bị “dây dưa” có lẽ đến tận ngày cuối cùng của 2012. Đã có một số “gợi ý rất thiện chí” : “rằng thì là mà… Blog này đang “thở ô-xy”, đừng vội tổng kết gì lỡ nó trộm vía … thì sao? ” 😀 😀 😀

    Mặt khác, theo Lịch của người Maya cổ, thế giới này sẽ kết thúc vào ngày 21-12-2012, vậy thì ta cứ đợi sau ngày “Tận thế” đã ! 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Hai 15, 2012 | Trả lời

  3. O.K. Vậy chúng ta đợi TBT Văn Thành đến sau ngày 21/12/2013. Sau mấy tuần lăn lộn ở bệnh viện thì mình chẳng còn cảm giác sợ việc …. “thở ô-xy” nữa nên TBT cứ thoải mái mà tổng kết.

    Trong 5 người trên thì có đến 2 là physicists rồi nên mình mong VT cho thêm thông tin về 2 ông ấy. Và chắc chắn còn nhiều bảng ranking khác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, biến đổi khí hậu, …. đang chờ được Châu Sa, Minh Phương và các bạn khác tổng hợp.

    Bình luận bởi nguyenvietdung | Tháng Mười Hai 15, 2012 | Trả lời

  4. Về lĩnh vực thời tiết thì chỉ đánh giá các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong năm.
    Năm 2012 có mấy cơn bão kinh khủng :

    1. Bão Sandy tàn phá nước Mỹ :
    http://vietbao.vn/The-gioi/Hinh-anh-nuoc-My-te-liet-vi-bao-Sandy/2131560197/159/
    2. Bão Bopha tàn phá Philippines :
    http://www.theatlantic.com/infocus/2012/12/typhoon-bopha/100421/

    Còn hiện nay nước Nga đang phải chịu đựng đợt lạnh kỷ lục đối tháng 12
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Nuoc-Nga-chong-choi-voi-dot-lanh-ky-luc-50-do-C/261332.gd?i=12

    Nhìn các cảnh trong ảnh và đọc các thông tin ở các đường link thì thấy nước ta vẫn còn may mắn nhiều .

    Bình luận bởi phuongnguyentm | Tháng Mười Hai 25, 2012 | Trả lời


Bình luận về bài viết này