Lớp A0 – Khóa 9

They came, they saw and they ….

Kiểm nghiệm văn hoá


Lời dẫn: Sau những sự kiện đáng nhớ của tháng 10/2010: Đại lễ 1000 năm Thăng long, Đại lụt-lội  Miền trung,… nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc đưa ra một cái nhìn khác về khía cạnh văn hóa. Bài viết đăng trên tờ Sài gòn tiếp thị.

Kiểm nghiệm văn hoá

Nguyên Ngọc

Sân Mỹ Đình ngập rác sau đại lễ. Ảnh: Nguyễn Hoàng

SGTT.VN – Có lần tôi đọc được tin này trên báo mà cứ phải suy nghĩ: trong giải bóng đá thế giới, hình như là ở Pháp, sau một trận đấu, những người dọn vệ sinh trên các khán đài kinh ngạc thấy ở chỗ cổ động viên người Nhật và người Hàn Quốc ngồi, không những không cần dọn bất cứ chút rác nào mà tại đó còn sạch hơn trước trận đấu!

Không thể không nghĩ ngay đến chuyện ở ta mới đây, mười ngày đại lễ Nghìn năm Thăng Long để lại cho Hà Nội tự hào và hứa hẹn phát triển chưa thấy đâu, chỉ thấy một bãi rác khổng lồ, bẩn thỉu, ê chề!

Quả thật đã đến lúc không thể không nghĩ rằng đối với Hà Nội những thói xấu như vậy đã thành hệ thống, thành bệnh kinh niên, hỡi ôi, thành nếp sống, nghĩa là đã đi vào tận tâm khảm mất rồi, và phải đặt câu hỏi vì sao mà nên nông nỗi này? Và phải tìm cách trả lời cho ra, nếu không thì chắc chắn không hy vọng gì có một Hà Nội phát triển như ta vẫn mong và lớn tiếng rêu rao. Sẽ không có bất cứ phát triển thật sự nào trên nền tảng một văn hoá đã tệ hại đến mức ấy. Đã đến lúc người Hà Nội, những người yêu và tin Hà Nội, từng tự hào về Hà Nội, những người lãnh đạo Hà Nội trước hết đương nhiên, cần nghiêm túc tự hỏi, và mọi người thử cùng nhau suy nghĩ và tìm cách trả lời.

Tôi cũng xin thử nói đôi điều về chuyện này.

Có phải có một điều gì đó không cách xa nhau lắm, không thật sự khác nhau giữa cái diêm dúa, phô trương, ồn ĩ, xa xỉ, phản cảm, cả vô cảm nữa (trước đại lũ miền Trung) của lễ hội… với cái bừa bãi xấu xa đáng buồn ngay sau lễ hội. Cái này chỉ là tiếp tục lôgíc của cái kia. Theo cách nào đó thì cả hai thứ ấy là đồng bộ, là cùng một văn hoá, một xuống cấp văn hoá. Cũng là đồng bộ với văn hoá quyết chí trở thành thủ đô rộng lớn thứ nhì hay thứ ba thế giới – chỉ sau Tokyo (Tokyo đông đến thế là từ tác động của công nghiệp hoá một thời; nhân loại văn minh ngày nay đã biết rằng hạnh phúc nhất là được sống trong những thành phố nhỏ chứ không phải những thành phố khổng lồ), đồng bộ với các cuộc đua tranh kỷ lục Guiness nhố nhăng, những đường gốm sứ dài nhất thế giới, những nhà cao nhất, đại lộ rộng nhất và dài nhất, bánh chưng, bánh giầy cũng lớn nhất nước, lại có cả tượng Lý Thái Tổ đội mũ Tàu… Tốn kém, kỳ dị bao nhiêu, mà rồi để làm gì? Chẳng lẽ Thăng Long Hà Nội sau nghìn năm đã trở thành trẻ con đến mức ấy để lao vào các trò ganh đua vớ vẩn?

Tôi có một chị bạn hoạ sĩ đã bỏ ra suốt mười mấy năm ròng chỉ để làm mỗi một việc: chăm chú say mê đo tìm tỷ lệ các bộ phận trong những ngôi chùa Việt cổ, và chị bảo khi đã tìm ra được cái tỷ lệ ấy rồi thì vẽ bất cứ cái gì cũng đều ra Việt, không thoát đi đâu được. Một trong những bí quyết của cái đẹp, cũng là của văn hoá, là tỷ lệ. Đó là tỷ lệ trong không gian cư trú, trong nhà cửa của con người, trong trang trí, cả trong lối sống, trong cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói, trong tâm thức, trong tâm hồn… Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá có tỷ lệ vàng của riêng mình. Hà Nội có cái tỷ lệ vàng ấy, của sự nhỏ nhẹ, cân đối, thanh lịch, tinh tế, do bao nhiêu thế hệ cực kỳ giỏi giang tích tụ, gìn giữ, để lại, mà nay thế hệ chúng ta đang đánh mất, phá tan bằng sự huênh hoang thô lỗ. Mất đi cái tỷ lệ ấy, lao theo những tỷ lệ đua đòi thì sẽ không còn Hà Nội đâu. Ở đời có những cặp đôi rất lạ và rất thú vị: huênh hoang thì đi đôi với thô lỗ; khiêm nhường thì đi đôi với sang trọng. Hà Nội vốn ở trong cặp đôi thứ hai. Rất sang. Rất văn hoá.

Hà Nội có cái tỷ lệ vàng của sự nhỏ nhẹ, cân đối, thanh lịch, tinh tế, do bao nhiêu thế hệ cực kỳ giỏi giang tích tụ, gìn giữ, để lại mà nay thế hệ chúng ta đang đánh mất, phá tan bằng sự huênh hoang thô lỗ.

Chúng ta vẫn nói đi nói lại bao nhiêu lần rằng dân tộc đã tồn tại được qua tất cả các thách thức khốc liệt và uy hiếp nặng nề, thâm hiểm nhất là vì văn hoá, nhờ văn hoá; nhưng hình như lại không thật sự lo sợ trước sự xuống cấp văn hoá hiện nay, thể hiện chẳng hạn trong sự phô trương loè loẹt suốt mười ngày và trong cuộc tàn phá kỳ quặc, vô lý sau mười ngày ồn ào vừa rồi. Kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long là một kiểm nghiệm, kiểm nghiệm trước hết về chính văn hoá ấy. Và kết quả kiểm nghiệm thì quả đáng buồn, thậm chí báo động.

Tôi nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội, tôi đi tìm mãi tháp Rùa ở hồ Gươm, cứ ngỡ nó to lớn lắm. Đến khi “tìm thấy” nó, và rồi ngày ngày được nhìn ngắm nó mới ngộ ra và phục Hà Nội quá: hãy thử hình dung nếu tháp Rùa lớn hơn chỉ cần hai hay ba lần thôi thì sẽ ra sao? Hà Nội có một hồ Gươm đẹp đến mê hồn, vì ở đấy có một tháp Rùa thật nhỏ, nhỏ một cách thật nghệ thuật, nhất là trong những ngày lãng đãng sương mù và phố xá thì vắng. Hà Nội đẹp vì nó nhỏ. Lớn nữa, lớn quá thì nó sẽ hỏng…

Một cái nhìn bi quan chăng? Cũng còn tuỳ. Tuỳ ở chỗ có dám nhìn thẳng và trung thực hay không.


Tháng Mười 29, 2010 - Posted by | Tổng hợp

45 bình luận »

  1. Thanks Quang!
    Cụ Nguyên Ngọc có một bài viết rất hay về “tỷ lệ hoàng kim”.
    Liên quan đến cặp từ “To -Nhỏ”, chợt nhớ trong “dân gian” có mấy câu viết về Hà nội như thế này:
    “…
    Trong 1 đất nước rất nhỏ có 1 thủ đô rất to
    Trong thủ đô rất to có những con đường rất nhỏ
    Bên những con đường rất nhỏ có những ngôi biệt thự rất to.
    Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ.
    Những cô vợ nhỏ là của các ông quan to.
    Những ông quan to có cái cặp rất nhỏ.
    Trong những cái cặp rất nhỏ có những dự án rất to.
    Trong những dự án rất to thì hiệu quả lại rất nhỏ.
    Hiệu quả rất nhỏ nhưng thất thóat thì rất to..
    …”

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 29, 2010 | Trả lời

    • * VThành Và NMai: Cảm ơn các bạn cùng có một cái nhìn về văn hóa. Mình nghĩ đây là VH ứng xử: Ứng xử với con nguời, với thiên nhiên, với cả cái 1000 năm Văn Hoá…Thật hài hước là đôi khi VAN HÓA lại đuợc thể hiện qua các tỷ lệ!!!

      Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười 30, 2010 | Trả lời

    • Từ khi mở rộng Hà Nội, mình đã nghe thấy Đài tiếng nói VN giới thiệu cái gọi là làn điệu “Dân ca Hà nội” 😀 😀 Bởi vì làn điệu đó đã từng thuộc về Hà Tây trước đây. Không biết khi nghe dân ca với sự “dán nhãn” như vậy, Ng.Đức Thay nghĩ sao?

      Bình luận bởi Đỗ Thiên Kính | Tháng Mười 30, 2010 | Trả lời

      • @ Kính: Chịu khó “sống thêm” vài năm nữa thì Hà bắc cũ (Bắc Giang- Bắc ninh bây giờ) cũng về HN cả thôi! Hu hu…

        Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười 30, 2010

      • Chắc lúc bấy giờ sẽ gọi dân ca quê tớ là “Quan họ Hà Nội” V.Thành ạ! 😀

        Bình luận bởi Đỗ Thiên Kính | Tháng Mười 30, 2010

  2. Hay! Hay và thấm thía như những bài viết của Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thân… Nhưng … đã từ lâu không còn muốn nghĩ đến những điều tương tự, có thể vì cảm giác buồn, thất vọng và bất lực…

    Bình luận bởi Nam Mai | Tháng Mười 29, 2010 | Trả lời

  3. cám ơn LQ đã post bài viết của bác Nguyên Ngọc. Buồn nhưng chí lý.

    Bác NgNg chỉ mới đọc, còn tớ đã trực tiếp trong cuộc của một việc “nhỏ” thế này.

    Năm 2002, đối tác của tớ, ông GS Park người HQ sang VN cùng một cậu SV. Trong chương trình “đón đoàn” đương nhiên có tiết mục “phở” rất có tiếng bên HQ (các quán ăn VN bên đó đã bán rất chạy). Quán phở tại VN, như các bạn đã biết, theo “thông lệ” có độ ngon tỷ lệ thuận với độ bẩn (của quán), dù trong SG có khá hơn chút (bàn inox, rộng rãi hơn, lo dọn hơn…). Mình nhớ đưa mấy ông ăn tại quán phở trên đường CMT8, gần Bùng binh Dân Chủ. Cậu SV thấy mình lấy giấy ăn lau thìa đũa cũng bắt chước làm theo. Lau xong ngó nghiêng không thấy chỗ để rác đâu (minh cố tình làm ngơ xem cậu ta xử lý ra sao). Loay hoay một hồi và có vẻ lúng túng, cuối cùng cậu ta đút giấy ăn đã dùng vào… túi, mặc dù chung quanh những “thực khách” khác, cũng theo “thông lệ”, đã xả rác đầy sàn!

    Thêm “một phát” nữa nhé! Tớ thấy người V ta còn có một “phát kiến” độc đáo nữa, không biết có phải “độc quyền” không, là ngồi xổm (trong Nam gọi là “chồm hổm”), một tư thế làm việc (trừ một việc ra), bình luận nhẹ nhàng là, rất không đẹp mắt. Mấy năm trước cái vụ “đút rác vào túi” vừa kể ở trên, khi làm quản lý một xưởng làm khuôn của công ty Schmidt VN, tớ đã đưa ra hai điều cấm kỵ cho NV trong lúc làm việc: i) cấm hút thuốc trong xưởng và ii) cấm ngồi xổm.

    Đại Lễ nghìn năm TL đã qua, tớ muốn thắp 3 nén hương vái cụ Trạng Trình, thêm một nén nữa cho bác Bút Tre, xin phép Cụ và Bác có câu “sấm” như vầy:

    Bao giờ người V hết “xôm”
    Ăn không xả rác thì “Long” mới “Thằng”

    Chú thích: “xôm” là “xổm”, “Thằng” là “Thăng”
    Chú thích nữa: nhưng có thể bác không thích! 😀 😀

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười 31, 2010 | Trả lời

    • *Văn: Về 2 câu sấm của Văn, người đời sau hẳn có lời bình:
      Rằng hay thì thật là hay,
      Coi chừng phạm huý, có ngày ăn đon!
      (tức “ăn đòn”!!!).

      Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười Một 1, 2010 | Trả lời

      • Đã tiếp thu “ý kiến chỉ đạo” của Q và đã “nói lại cho rõ”. Tiếng V quả là phong phú 😀 😀

        Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 1, 2010

  4. Cái sự xuống cấp về VH này người có chút học thức đều hiểu vì cái gì nhưng chẳng dám nói gì và chẳng thể làm gì.
    Trên thế giới họ gộp người Việt với TQ là một nên cái biển “cấm chó và người TQ” người mình nghĩ, “họ chừa mình ra”. Người TQ cảm được cái nhục nên quyết tâm “đại nhảy vọt”.
    Người Hàn cách nay mấy chục năm cũng như ta thôi, cũng ăn tục, nhổ bậy, kèn cựa,…Giờ thì Nhật cũng phải kính cẩn bái phục.
    Người mình vẫn lý luận “khó lắm, đố làm được đấy”. Vậy sao người khác làm dược? La question c’est voulez-vous.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười 31, 2010 | Trả lời

    • @ C.Sa: Tớ cũng chia sẻ với Sa về cái sự xuống cấp VH ở VN. Hơn nữa, tớ còn cảm thấy hành vi coi thường VH tuy bị phản đối một cách hình thức trong thông tin chính thống, nhưng thực ra lại được “ủng hộ ngầm” bởi chính sách “ngu dân”.
      Đúng và VN và TQ có quá nhiều nét tương đồng. Người TQ tài hơn ta không chỉ ở chỗ biết biến cái “nhục quốc thể” thành động lực phát triển mà còn biết cách tự gây ra những cái “nhục” ấy, tiêu biểu là CMVH. VN ta cũng đã từng “tự lấy đá ghè vào chân” mình rồi, nhưng có lẽ chưa “đi đến tận cùng” như TQ!
      PS. C.Sa “kết” nhiều bài hát của ABBA ghê! Năm rồi, trên HBO có phim “Mama mia” chuyên về ABBA với diễn xuất của Maryl Streep, Pierce Brosnan (Jame Bond 007 đó), Sa có xem ko?

      Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười Một 1, 2010 | Trả lời

  5. Thời mình ai chẳng mê ABBA, BoneyM, Modern Talking,…(mình còn ru con bằng MT nữa đấy). Mình có xem phim này trên máy bay nhưng quá hâm mộ abba nên kg muốn nghe ai nữa.
    Một lần kg lâu đến chơi nhà 1 người bạn gốc Úc nghe nó mở abba rất ngỡ ngàng. Thì ra bọn Úc cũng hâm mộ abba chứ bọn Mỹ có vẻ mít nhạc “ngọai” lắm.
    Tâm có thách đố thi abba đấy, mình sẵn sàng thôi.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 1, 2010 | Trả lời

    • @ C.Sa: Hôm tới về SG, Tâm và Sa cho tớ đi “ghé” nghe ABBA với nhé! Tớ “đặt hàng” Sa hát bài “The day before you came”! 😀

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

      • * VThành & CSa: Nhân nói về ABBA, mình cũng là một ” fan ” của ABBA đấy, theo kiểu của mình. CS nói đúng, thời bọn mình ai cũng mê ABBA, giai điệu đêp, phối nhạc hay, lời ca cũng hay, giọng hát thì tuyệt vời…mà trong selection ABBA thì hình như bài nào cũng hay, có thể nghe mãi đuợc. Nhưng gần đây, mình nghe lại một bài và thấy có lẽ đó là bài mình thích nhất, nếu các bãn có dịp nghe thử xem, đó là bài” Slip through my fingers”.

        Bình luận bởi lequang | Tháng Mười Một 2, 2010

      • @ Quang: Có phải là bài này ko?

        Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười Một 2, 2010

      • Hi C.Sa & Thành. Dạo này bận quá nên ít vào Blog. Không ngờ Topịc này nhiều Com quá, đọc mãi chưa hết…
        ABBA đúng là “Gót chân Asin” của tớ. Nhạc ABBA mà nổi lên là tớ quên hết mọi sự trên đời… (Vì thấy tớ ‘mê’ ABBA quá nên Chồng tớ đã dành gần hết tiền công tác phí khi sang Anh công tác hồi đầu những năm 80 để mua trọn bộ đĩa CD ABBA về tặng…)

        Hôm nào có dịp, chúng mình tổ chức nghe và hát ABBA thì hay quá. Chỉ ‘hiềm’ một nỗi là trong chương trình Karaoke chẳng có nhiều bài ABBA. Nhưng tớ cứ xin ‘dọa’ trước là tớ có thể hát được nhiều bài đấy nhé. Những là Dancing Queen (mói nhắc tên tớ đã như nghe thấy khúc dạo đầu “quay cuồng” rồi!), Happy New Year (đã hát từ hồi học ĐH ở Bacu), The Eagle, I do I do I do, Waterloo, Knowing me knowing you, bài gì tự nhiên không thể nhớ tên, đại khái là “Give a men after midnight”, Money^3, I have a dream, Chiquitita … Mấy bài các bạn đã nhận như The day before you came, Mamma Mia, The loser has to fall … tớ không nói tới nữa nhé.

        @Quang: Tớ biết còn có một bài khác của ABBA, nhạc cũng thuộc loại ‘từ tốn’, có thể đệm bằng ghi-ta thùng, khá hay. Lúc nào có thời gian tớ thử tìm lại trong đám đĩa cũ ở nhà để xem tên là bài gì rồi gửi các Bạn.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 7, 2010

      • @ Tâm: Tớ thì mù tịt âm nhạc, nhưng cũng khoái ABBA. Chắc cũng giống Thao là nhờ ABBA mà lọ mọ tự học tiếng Anh. 😀
        Ngoài mấy bài Tâm đã kể, tớ góp thêm vài cái nữa: Fernando, The super trooper,…
        Bài mà Tâm ko nhớ rõ tên, tớ google dc cái này, ko biết có đúng ko?
        Gimme! Gimme! Gimme! (A Man After Midnight)

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 8, 2010

      • Cảm ơn V.Thành đã tìm ra đúng bài tớ thích. Ví có một số bài hát cũng có những câu đại loại như (Give me)^3 nên Tâm sợ nhầm bài khác, không dám chắc tên bài này có phải thế không.
        Clip cũng rất đẹp. Nhưng với tên bài hát cùng hình ảnh như clip này thì dường như ý nghĩa bài hát khác với những gí Tâm vẫn nghĩ trườc đây. Trước đây Tâm luôn nghĩ bài hát nói về tâm trạng của một cô bé ở một mình mà hay sợ tối, sợ ma cơ…
        Tâm không chỉ liệt kê tên bài hát đâu. Đấy là những bài Tâm có thể hát cho người khác nghe đấy. Hôm nào có dịp sẽ hát thử vài bài nhé.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 8, 2010

  6. Nói về VH thì dài lắm, nhưng mình bận quá nên chỉ đưa ra cảm nhận qua chuyến về thăm HN 2 tuần trước. Đêm hôm đó đi từ sân bay về nhà bố mình ở gần cầu Long biên được chiêm ngưỡng con đường gốm sứ còn mới cong, nhưng ôi thôi ngay lúc đó thấy ngay một ông tè bậy lên bờ đê có lát gốm đó. Hoá ra họ vẫn coi đó là nhà vệ sinh, dù đã được nâng cấp.
    Ngay đêm đầu tiên mình ngủ để mở cửa ban công tầng 2 đã có “người dơi” (công an gọi bọn trộm leo qua ban công như vậy) đến thăm và cuỗm ngay ví và ĐTDĐ đắt tiền của mình. Thế là cả tuần về chơi HN mình bị mất liên lạc và chắc còn lâu mới có lại được cảm hứng về thăm thủ đo văn hiến.

    Bình luận bởi Thao | Tháng Mười Một 1, 2010 | Trả lời

    • Thao: Chia buồn với Thao về tai nạn này. Nhưng công bằng mà nói, những tai nạn kiểu này không phải là ” tác phẩm độc quyền” của HN đâu nhỉ.

      Bình luận bởi lequang | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

  7. @ Thao: Đúng như Thao nói, vấn đề VH nói hoài ko hết dc!
    Đối với Blog A0K9, Thao lại có một “văn hóa ứng xử” rất tuyệt vời:
    1. Người đầu tiên “bóc tem” commnet cho Blog này là Thao!
    2. Cái “còm” trên của Thao lại đúng là cái comment thứ 1000!
    Congratulation!!!!!
    Xin Thao cái ảnh lên trang bìa, ngồi chung với 2 bạn Tâm& Mai! OK nhé?

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

    • Ghen tị với Thao quá. Hắn nổ súng ít mà “bách phát bách trúng”, lúc mới về VN tiếng V không sõi nữa mà vẫn “cua” ngay được “tập 2” trẻ đẹp, giờ lại được tặng thơ, ra “nhà mặt tiền” 😀 :D. Chúc mừng nhé!

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 3, 2010 | Trả lời

    • *BTâm: Cảm ơn BT, nếu tìm được bài đó thì load lên cho cả nhà nghe nhé, mình cũng thử đóan xem đó là bài gì. Bài ” từ tốn”, có thể đệm ghitar,… thì có thể là Our last Summer, Andante, I have a dream,…

      Bình luận bởi L Quang | Tháng Mười Một 11, 2010 | Trả lời

  8. @ All: Mời các bạn thưởng thức một “tác phẩm văn hóa” từ Đĩa nhạc “Tình ca 1000 năm Thăng Long Hà Nội” được nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Tp HCM ?) viết thư ngỏ ủng hộ nhiệt liệt.
    Lưu ý: ai có tiền sử áp huyết-tim mạch, ko nên xem!!!

    Tớ chép lại nguyên văn và thêm phần nguyên tác tiếng Việt để các bạn tiện so sánh: 😀 😀 😀
    Hanoi – This season absent the rain
    (Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa)
    The first cold of winter make your towels gently in the wind
    (Cái rét đầu đông, khăn em bay, hiu hiu gió lạnh)
    Flower stop falling, you in side me after class
    (Hoa sữa thôi rơi, ta bên nhau một chiều tan lớp)
    On Co Ngu street is our steps slowly return
    (Đường Cổ ngư xưa, chầm chậm bước ta về)
    Hanoi’s This season the sky is not sunny
    (Hà nội mùa này trời không buông nắng)
    Deserted street slanted dried branches
    (Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô)
    Small shop is unsteady a poetry
    (Quán cóc liêu xiêu một câu thơ)
    Lake’s Tay, Lake’s Tay occaul
    (Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ)
    Hanoi’s This season, the nostalgia in heart
    (Hà nội mùa này lòng bao nỗi nhớ)
    We are remember night cold hands
    (Ta nhớ đêm nao lạnh đôi tay)
    The warm give your to native age
    (Hơi ấm trao em tuổi thơ ngây)
    Image, Image, still here.
    (Tưởng như, tưởng như, còn đây)

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

  9. @VT: hehe, chuyển ngữ sang tiếng Anh (?) này đang là hot topic trên nhiều diễn đàn. Hóa ra trường phái dịch thơ “Đường đường một đấng anh hào” = “Sugar sugar one hero” cũng có sức sống mãnh liệt không kém gì phong cách thơ Bút Tre 😀 :D. Còn về “ý chí chính trị” và “quyết liệt thực hiện” thì các vị này cũng đẳng cấp ngang với anh Lại Văn Sâm khi làm MC tại LH Phim Quốc tế VN vừa rồi 😀 😀

    @CS: liên quan tới ý kiến của CS

    “Người mình vẫn lý luận “khó lắm, đố làm được đấy”. Vậy sao người khác làm dược? La question c’est voulez-vous.”

    xin được share với các bạn bài viết “Công việc của chính trị” trên báo Tia Sáng. Tác giả là một người bạn, TS Triết học, hiện sống và làm việc bên Pháp:
    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&News=3469&CategoryID=42

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

    • @ Văn: Ấy chết, sao Văn lại “dzám” so sánh “phong cách chuyển ngữ” ấy với Cụ Bút Tre vậy? Cụ Bút nhà tớ làm ăn rất có nguyên tắc, một mình ngồi 1 chiếu mà vẫn trường tồn, người đời vẫn nhớ đến danh! Bác “Lại Vẫn Lầm” kia thì chắc 1-2 năm nữa, chẳng còn ai nhắc đến đâu!
      Ông bạn TS Triết học của Văn hình như đã dc Blog mình giới thiệu với bút danh “Cụ Hinh” chuyên về “Luận ngữ học”.
      http://nuocdenchan.com/
      Nghe đâu, “Cụ” đã sang Canada sinh sống. Văn hỏi lại xem có đúng ko nhé?

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 2, 2010 | Trả lời

      • Đúng là phải hỏi lại thật. Từ trước tới giờ chỉ talking với hắn qua mail, chuyện “văn nghệ”, chuyện đời, thỉnh thoảng đá tí “phạm trù” cho nó “nâng tầm” đóng/mở, thấy hắn “Tây học” nhiều hơn chứ không biết có “biệt dược” Luận Ngữ không nữa 😀 😀

        Về thanh danh bác Bút Tre (gọi bác cho trẻ nhé), Thành yên tâm tớ chỉ so sánh “sức sống” thôi. Đại loại như so sánh cỏ dại với hoa đồng nội vậy.

        Xin được hầu các bạn đoạn anh Lờ Vờ Sờ “nổ” tiếng Anh dịch speech của sao điện ảnh HK Ngô Ngạn Tố, copy từ diễn đàn của VGT Forum (Vietnam Global Team):
        —————–
        Ngô Ngạn Tổ: Good evening L & G. I just want to say what a pleasure and honor I have been to take part, take place in the first Vietnam international film festival in this beatiful city of Hanoi on it 1000 years birthday.

        Lại Văn Sâm: Vâng, Ngô Ngạn Tổ có… gửi tới lời chào tới tất cả những người biết anh, hâm mộ anh qua những tiếng reo hò khi anh xuất hiện. Cảm ơn tất cả mọi người đã chào đón anh ở thủ đô Hà Nội, nơi mà anh cũng biết rất nhiều qua báo, đài…

        NNT: I think this week has been full of new and interesting challenges for everyone, but what true is passion of film is very much alive here.

        LVS: Và anh ấy cũng rất phấn khởi khi được mời tới dự liên hoan phim quốc tế lần đâu tiên tổ chức tại Việt Nam và anh ấy tin tưởng rằng với đà này thì điẹn ảnh Việt Nam sẽ có tương lai rất sáng.

        NNT: I think the goal of any film festival is not only to bring world cinema to local audiences but also bring local cinema to world audiences and I think that’s certainly’s been achieved here.

        LVS: Và anh ấy nói rằng là ở Hà Nội trong những ngày qua thì anh ấy cũng được chứng kiến những dòng người đổ đến các rạp để xem các phim trình chiếu trong liên hoan phim quốc tế như thế nào. Xin cảm ơn! Xanh kiu ve ri mặt.

        NNT: Thank you.

        Tưởng hết, đíu ngờ nó vẫn chưa nói xong nên:

        LVS: À, à đu iu oăn to xây xăm xinh mo? ô kê, ô kê, pờ lít, iu eo căm.

        NNT: I just want to say that I wish the best of luck for the future of the Vietnam international film festival and I hope every year I can come back again, thank you.

        LVS: Ly ơi!, Ly ơi!

        Ly: Vâng, thưa quý vị! Anh đã chúc cho liên hoan phim một thành công tốt đẹp nhất.
        ————–

        Hai trường hợp, một đằng là “cao thủ dịch xuôi”, một bên là “cao thủ dịch ngược”. Đích thị là “song kiếm hợp bích” 😀 😀

        Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 3, 2010

  10. @V.Thành: hóa ra bạn mình nổi tiếng mà lại không biết! Cụ Hinh đúng là hắn thật. Vừa mới nhận trả lời:

    TBV
    Dear HM,

    Sau khi đọc bài Công việc của chính trị, có người hỏi mình: trang web nuocdenchan.com và các bài viết với bút danh Cụ Hinh cũng là của HM à? Mình phải trả lời thế nào? Quả thực trước khi có câu hỏi này, mình không biết có trang web đó 😦 😦

    Thân/ Tô Bá Văn

    HHM
    Đúng vậy.
    😉

    Chúc bác vui khỏe nha.

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 3, 2010 | Trả lời

  11. @ Văn: “Phong cách chuyển ngữ-cửu vạn” biến bác Sâm từ Translator thành “Transporter”. Tự nhiên nhớ đến nhân vật trong film cùng tên có 2 movie-stars Jason Statham và Thư Kỳ tham gia. Anh chàng “cửu vạn” trong film này có 1 “nguyên tắc” vận chuyển hàng hóa rất hay: ko bao giờ mở hàng ra xem!

    “Cụ Hinh” có lẽ cũng đã học ở Nga (xem bài ” Ngalatư maia” https://lopa0khoa9.wordpress.com/2010/05/14/ngalat%C6%B0-maia-blog-c%E1%BB%A5-hinh/ )
    Thao có vẻ “kết” với phong cách của “Cụ” này.
    Một người “tây học” mà thông tỏ “Tứ thư Ngũ kinh” như “Cụ Hinh”, thời nay quả là hơi hiếm!

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 3, 2010 | Trả lời

    • @VT: CH học Triết tại ĐHTH Hà Nội và tự học tiếng Nga. Nhưng có thể hát tiếng Nga “điệu nghệ” hơn phần lớn anh em học Nga về 😀 😀

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Mười Một 4, 2010 | Trả lời

  12. VT & Quang: my first choice: The Winner Takes It All

    Ngoài ra cụm từ này (qui luật hay định lý?)có thể được áp dụng cho mọi khía cạnh của đời sống: tình yêu, kinh doanh, chính trị, quan hệ xã hội,…

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 4, 2010 | Trả lời

  13. * VThành: Đúng là bài ấy đấy, VT ạ. Bài ấy không nằm trong số Top Hit của ABBA, và mới thoạt nghe thì không thấy hay lắm, nhưng nghe đi nghe lại vài lần mình thấy hay. Mình khônh nghe được rõ lời lắm, Hình như nó diễn tả lại tâm trạng của một bà mẹ có đứa con nhỏ, buổi sáng tiễn con đi đến trường, rất bịn rịn và không muốn buông rời bàn tay nhỏ bé của nó, chỉ sợ buông ra thì nó đi luôn, không quay về tổ ấm nữa, hoặc nó sẽ gặp chuyện gì không hay khi rời mình ra…nhưng đứa bé vô tư, nó chỉ muốn rời ngay bàn tay mẹ, chạy vụt đi …( Slipping through my fingers). Bà mẹ thấy xao xuyến, với chút lo lắng mơ hồ nào đó… Tâm trạng đó gây xúc động mạnh các bà mẹ, cả vài ông bố trong đó có mình đấy!!! Và giai điệu của nó cũng rất hợp với tâm trạng đấy chứ.
    * CS: Bài nào của ABBA mình cũng thấy hay cả, khó mà xếp hạng. Mỗi bài hay theo một kiểu, Mình thấy thích và có thể nghe đi nghe lại nhiều lần. Khó có ban nhạc nào đươc như vậy đúng không !!!

    Bình luận bởi lequang | Tháng Mười Một 4, 2010 | Trả lời

    • @ Quang: Cậu có thể tìm lời (lyric) của nhiều bài hát ở đây:
      http://www.lyricsfreak.com/
      Nhạc ABBA luôn có nhịp điệu và làn điệu dễ nhớ, còn lời bài hát có vẻ đơn giản vì tiếng Anh “lọ mọ” như mình cũng hiểu được kha khá! 😀
      Ví dụ:
      “Slipping through my fingers”
      Songwriters: Ulvaeus, Bjorn;Andersson, Benny

      Schoolbag in hand, she leaves home in the early morning
      Waving goodbye with an absent-minded smile
      I watch her go with a surge of that well-known sadness
      And I have to sit down for a while
      The feeling that I’m losing her forever
      And without really entering her world
      I’m glad whenever I can share her laughter
      That funny little girl

      Slipping through my fingers all the time
      I try to capture every minute
      The feeling in it
      Slipping through my fingers all the time
      Do I really see what’s in her mind
      Each time I think I’m close to knowing
      She keeps on growing
      Slipping through my fingers all the time

      Sleep in our eyes, her and me at the breakfast table
      Barely awake, I let precious time go by
      Then when she’s gone there’s that odd melancholy feeling
      And a sense of guilt I can’t deny
      What happened to the wonderful adventures
      The places I had planned for us to go
      (slipping through my fingers all the time)
      Well, some of that we did but most we didn’t
      And why I just don’t know

      Slipping through my fingers all the time
      I try to capture every minute
      The feeling in it
      Slipping through my fingers all the time
      Do I really see what’s in her mind
      Each time I think I’m close to knowing
      She keeps on growing
      Slipping through my fingers all the time

      Sometimes I wish that I could freeze the picture
      And save it from the funny tricks of time
      Slipping through my fingers…

      Slipping through my fingers all the time

      Schoolbag in hand she leaves home in the early morning
      Waving goodbye with an absent-minded smile…

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 4, 2010 | Trả lời

  14. Mình cũng là một phan hâm mộ ABBA, nhờ đó hồi bên Nga mình đã có động lực học thêm tiếng Anh. Lớp mình nhiều phan ABBA như vậy chắc phải làm bữa karaoke về chủ đề này mất.
    * VThành: cám ơn Thành đã phát hiện ra vận may của mình viết comment đúng lúc để vinh dự đứng sánh vai với các “cường quốc” văn thơ như Nmai và BTâm

    Bình luận bởi Thao | Tháng Mười Một 5, 2010 | Trả lời

  15. Ngày mai là một ngày đáng nhớ của các bạn đã từng học ở LX (cũ). Ngồi nghe lại bài hát http://www.youtube.com/watch?v=7-PPk-Nn2mQ, tự nhiên nhớ nước Nga quá, nhớ thành phố mình đã trải qua những năm tháng tuổi học trò ngây thơ, lãng mạn… nhớ những bộ phim đã xem, mà phim này chắc bạn nào cũng “mê mệt”. Dù thế nào chăng nữa, nước Nga nói riêng và LX nói chung cũng là một kỷ niệm đẹp không thể thiếu của chúng mình. Các bạn có nghĩ thế khg?

    Bình luận bởi Nam Mai | Tháng Mười Một 6, 2010 | Trả lời

  16. Mặc dù là fan của Hollywood movies mình vẫn ấn tượng với nhiều phim LX ngày xưa. Nhưng phim này (gọi là “Mối tình công vụ”) mình chả thấy hay gì ngòai bài hát trong đó. Cái gì khiến các bạn đã ở LX mê nó?

    À, cái vụ LVS làm phiên dịch ấy, công bằng ra mình mà phải làm chính thống cũng ú ớ chứ đừng nói bị bỏ bom như vậy. Có điều bạn Sâm này dại (có thể phán đại ngôn rằng bạn chủ quan, hay coi thường khán giả, hay là tùy tiện, and so on). Nhiều bọn trẻ chỉ học TÁ trong nước mà dịch trơn tru nghe rất sướng tai. Nên nói bạn dốt cũng hơi tội.

    Còn cụ Hinh ấy, có cách tung hứng từ ngữ và triết lý sâu xa rất độc đáo để chuyển tải ý tưởng. Mình rất nể. Tuy nhiên việc xử lý công cụ và ý tưởng để độc giả hấp thụ được ý tưởng cần chuyển tải rất quan trọng. Công cụ cầu kỳ đôi khi làm loãng ý tưởng hay kéo độc giả xa khỏi ý tưởng. Đó là lý do mình thích các bài viết của NB Châu & Ng Tiến Dũng hơn, kg phải vì 2 chú này dân A0. Đọc CH, đôi khi mình tự hỏi, what’s the point?

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 6, 2010 | Trả lời

    • @ C.Sa: Hồi mới sang Nga, hầu như cả học kỳ 1 (1977), tớ có dám ra rạp xem phim đâu, vì phải “cày” cho kịp chương trình học với cái vốn tiếng Nga còn rất lủng củng! Sang học kỳ 2, bắt đầu rủ nhau ra rạp để xem phim “tây” (Mỹ,Pháp,…) chủ yếu là phim hành động “nói ít, làm nhiều”, ngôn ngữ biên dịch sang t’Nga dc đơn giản hóa rất nhiều nên cũng dễ hiểu.
      Bộ phim “Mối tình công vụ” ấy hình như sản xuất năm 1978, được bọn Nga khen kinh quá, vì vậy mình cũng “liều lĩnh” đi xem. Lần đầu tiên thì vừa xem vừa đoán hiểu dc 40-50% lời thoại thôi, tức quá phải lại đi xem thêm lần nữa thì mới hiểu dc 70-80%. Túm lại, có lễ đây là phim “thuần” Nga đầu tiên mà tớ hiểu được! Những cái “đầu tiên” bao giờ mà chẳng để ấn tượng lâu dài, ko biết bà con đi Nga khác có giống tớ ko?
      Sau đó, nhờ mua tạp chí điện ảnh xô-viết Ecran để biết Eldar Rjazanov là đạo diễn nổi tiếng với các phim hài nhẹ nhàng, còn các diễn viên Andrey Mjagkov , Alisa Freyndlikh cũng chính là các ca sĩ có tiếng và họ tự hát luôn trong phim này. Có lẽ phong cách đơn giản, nhẹ nhàng và hóm hỉnh của Rjazanov đã tạo ra sự khác biệt so với các phim xô viết khác nặng về triết lý cao siêu.
      Nhạc nền (nhạc sỹ Andrey Petrov) của bộ phim này đúng là rất hay. Bài hát chính của phim là bài “У природы нет плохой погоды” (tạm dịch: thời tiết chẳng bao giờ xấu).Chính Rjazanov viết lời của bài hát này, nhưng khi đưa cho Petrov phổ nhạc thì ông đạo diễn lại nói dối là sưu tầm được của một nhà thơ khuyết danh và dc dịch từ t’Anh sang t’Nga! Petrov sau này có “thú nhận” là “bị lừa” một cách ngoạn mục vì đã vẫn tin rằng Rjazanov có biết làm thơ bao giờ đâu!

      Eldar Rjazanov nổi tiếng hơn với bộ phim “Ирония судьбы, или С лёгким паром!” (Sự trớ trêu của số phận) cũng với vai chính của Andrey Mjagkov. Phim này còn được Rjazanov làm trước đó và chuyên chiếu trên TV vào dịp Năm mới hàng năm. Hồi Năm mới 1978, tớ cũng ngồi xem mà chỉ hiểu lõm bõm, phải đến Tết 1979 mới dc xem lại. Trong phim này, Mjagkov hát cùng với Alla Pugatrova.
      Tớ thích bài hát này “МНЕ НРАВИТСЯ,ЧТО ВЫ БОЛЬНЫ НЕ МНОЮ”

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 8, 2010 | Trả lời

  17. CSa và NMai được hấp thụ 2 nền văn hoá khác nhau nên khó có thể có cùng cảm nhận về phim và nhạc Nga. Bài mà NMai thích là một trong những bài nhạc phim của nhạc sỹ Andrey Petrov rất nổi tiếng(mới mất năm 2006) mà hồi SV mình rất thích và có 1 đĩa than nhạc phim của ông này. Theo mình về nhạc phim thì Nga và Pháp có nhiều bài lãng mạn và đáng nhớ nhất. Chỉ có phim Nga không được tuyên truyền do chiến tranh lạnh nên chỉ có những người học ở Nga mới cảm nhận được. Nếu NMai thích nhạc Nga thời mình bên đó thì có thể xem chương trình “Достояние Республики” thường tối thứ 7 trên kênh 1 Nga.

    Bình luận bởi Thao | Tháng Mười Một 7, 2010 | Trả lời

    • Thao lại chủ quan giống bạn Sâm rồi. Mình hỏi “PHIM ấy có gì hay” mà T lại bàn về nhạc. Mình được coi là biết về LX không kém những người đã ở LX đấy (được bíết Cao Xuân Hạo kg ở Nga ngày nào mà dịch Tsekhop nhiều người rất nể).
      Mình không biết nhiều về phim và nhạc phim Nga hiện đại nhưng cảm giác không còn hòanh tráng như ngày xưa. Những cái mà bọn mình hâm mộ đã “già” mất gần 3-40 năm rồi.
      Nhân đây mình gửi một bản nhạc từ The piano mà mình rất ấn tượng.

      Bình luận bởi chausatran | Tháng Mười Một 7, 2010 | Trả lời

      • @ C.Sa: Bản nhạc và minh họa hay quá! Thanks Sa nhiều!
        Mình cũng đọc nhiều về bác Cao Xuân Hạo, nhất là về vấn đề ngôn ngữ. Mình nể bác C.X.Hạo ở khả năng diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Việt đấy! Hình như bác Hạo là người đầu tiên đưa ra ý tưởng cấu trúc tiếng Việt chỉ tuân thủ theo mô hình “Đề-Thuyết”. Vấn đề này gây ra nhiều tranh cãi trong giới ngữ học, riêng mình thì vẫn “bênh” bác í. Theo mình biết, bác Hạo dịch Trekhov từ bản tiếng Pháp và có hiệu đính lại theo bản tiếng Nga! Đọc Trekhov theo nguyên tác (hay hầu hết các tác giả kinh điển khác) có thấy khác nhiều đấy, Sa ạ!
        Mình có quen và biết khá rõ một dịch giả rất nổi tiếng là bác Dương Tường. Bác ấy dịch 2 cuốn nổi tiếng là “Cuốn theo chiều gió” và “Anna Karenina” và được công chúng đánh giá rất cao. Nhưng nếu bảo là bác ấy hiểu văn hóa Nga hay văn hóa Mỹ thì không chính xác đâu!
        Liên quan đến piano, mình xin góp vui một bài hát của Raymond Pauls do chính tác giả đệm piano, Alla Pugatrova biểu diễn:

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 8, 2010

      • Thú thật nghe bản nhạc từ phim The piano CSA trích dẫn mình không cảm thụ được, có lẽ phải xem phim mới có cảm hứng, hoặc mình không hiểu VH phương tây lắm. Vậy khó có thể tranh luận khi sống ở những môi trường VH khác nhau. Cũng như mình hoàn toàn không muốn xem các phim lịch sử TQ, nhưng rất nhiềungười lại thích.
        Cũng về VH: mấy ngày nữa ở nhà hát lớn HN lần đầu tiên một nghệ sĩ Violon gốc Việt khá nổi tiếng ở Nga tên Ailen Pritchin (Айлен Притчин đã dành nhiều giải Quốc tế danh tiếng) sẽ công diễn, đó là con người bạn thân của mình ở Saint-Petersburg.

        Bình luận bởi Thao | Tháng Mười Một 10, 2010

      • @V.Thành: Cảm ơn V.Thành đã post bài hát rất hay. Đây là một trong 2 bài hát của Alla Pugachova mà Tâm thích nhất (bài kia là “Kuda ukhodit detstvo”). Nhưng bài còn hay ở cách trình diễn độc đáo cùng Raimond Pauls.

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 11, 2010

      • @Thao: Tâm cực mê phim lịch sử TQ đấy Thao ạ. Tâm thấy đó một kho tàng vô giá về những tấm gương và bài học kinh nghiệm tuyệt với …

        Bình luận bởi Nguyễn Băng Tâm | Tháng Mười Một 11, 2010

  18. @ Thao: Tớ thấy vấn đề Văn hóa ko liên quan mấy đâu, Thao à! Cậu nghe nhạc, xem tranh hay đọc thơ cũng ang áng nhau, theo như lời của N.Mai là “.. Chỉ cần hồn “đồng điệu”,…” ! 😀 😀 :D. Vấn đề ở đây là “khẩu vị mỗi người mỗi khác” (the taste differs). Tớ cũng ghét xem phim các nước có chữ Quốc (Trung quốc, Hàn quốc,..), trong khi đó, xét về tổng thể, VH của VN và mấy nước ấy khá gần nhau!
    Tự tớ thấy mình cũng hiểu đôi chút về VH phương tây, nhưng sau vài lần đi nghe nhạc giao hưởng, Opera, múa ba-lê là “cạch” luôn! Hay là tớ có vần đề về “hấp thụ văn hóa” ? 😀 😀 😀
    À Thịnh “béo” đang ở VN. Số mobile (ở VN) của nó tớ ghi trong “Danh sách cựu học sinh A0K9”
    @ Tâm: Bài “Maestro” đã được Raymond và Alla chơi lại vài lần, nhưng tớ thấy version đầu tiên vẫn hay nhất! Chắc là hiệu ứng “mối tình đầu” chăng? 😀
    Chắc là Quang rất thích bài này, Tâm ạ.

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Một 11, 2010 | Trả lời

  19. @ B.Tâm: Theo gợi ý của Tâm này:
    Алла Пугачева-Куда уходит детство
    Bài này cũ quá, các đường link khác đều ko xài dc, tạm xem cái photo-clip này nhé!

    Bình luận bởi V.Thành | Tháng Mười Một 11, 2010 | Trả lời


Gửi phản hồi cho tobavan Hủy trả lời