Lớp A0 – Khóa 9

They came, they saw and they ….

I’m Sorry Eleven – Văn hóa Xin lỗi


Lời dẫn: Bác Hiệu Minh (Giang Công Thế) lập một tờ báo điện tử gọi là Cua Times có địa chỉ ở đây. Bác í tính cạnh tranh với tờ NY Times danh tiếng và tự xưng danh là Tổng Cua. Một câu chuyện vui đơn giản, khá phổ biến, qua “keyboard” tài hoa của Hiệu Minh cũng trở thành một bài viết có nhiều ý nghĩa. Cám ơn bác Hiệu Minh! 

Ở nước mình, xin lỗi là ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi cảm thấy như bị mất gì lớn lao, sợ mất chức, mất tiền, mang tiếng, nên ít người thích mở mồm dù phạm lỗi hai năm rõ mười. Văn hóa như thế nên thất thoát cả tỷ đô la, chả thấy ai “lấy làm tiếc”.

Trong khi Tây thấy chuyện xin lỗi rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường ta thì đám mũi lõ mắt xanh cũng bắt chước.

 Nhớ thời làm ở Hà nội, Tổng Cua quen anh bạn người Đức, giỏi tiếng Việt hơn cả người bản xứ. Hắn mà nói, nếu không nhìn mặt, thì không thể biết đây là Tây ăn rau muống. Rất lạ, hắn chửi tục cực kỳ, mở mồm là văng đ. nam., đ. bắc, mẹ… nghe ghê cả người. Góp ý thì lão nhăn răng “Đ. mẹ, mình không chửi trước thì đứa khác cũng đ. má mình thôi”.

Lần đầu sang VN, anh đi xe đạp, không may va vào một chân dài. Anh sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Anh vội vàng “Xin em tha lỗi”. “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá mấy triệu bị bôi bẩn của bà đây”. Bị một bọn đầu gấu vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, anh nghiến răng móc túi.

Rút kinh nghiệm lần sau đi chợ Hôm, anh không may chạm vai một tay lang thang. Biết mình có lỗi nhưng tay “Tây lai ta” này quắc mắt “Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết là động vào Tây cũng mệt, tay anh chị kia chuồn thẳng.

Từ đó anh suy ra, ở VN không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương là dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cho nó vào tù, đếm kiến vài năm, tha hồ học kiểu xin lỗi của đầu gấu.

Nói tóm lại, nhiều người không biết xin lỗi, không học được văn hóa xin lỗi và dạy luôn cả Tây thói xấu này.

Nhưng khi sang Tây thì dân ta quá lịch sự, chuyện không có gì mà xin lỗi tới cả chục lần, do môi trường văn hóa chăng.

Có chuyện vui thế này. Dành cho các bạn biết  tiếng Anh vì trò chơi chữ : too – two, for – four, sick – six, then – ten. Phần dịch tạm dành cho các bạn IT English – i tờ tiếng Anh.

Ông Việt Nam mới học tiếng Anh vô tình đụng phải ông Tây trong metro nên nói: “I’m sorry – Xin lỗi”, ông Tây cũng lịch sự: “I’m sorry too – Tôi cũng xin lỗi”.

Ông Việt Nam nghe xong vội vàng: “I’m sorry three – Tôi xin lỗi ba lần”, ông Tây nghe thấy lạ quá hỏi: “What are you sorry for? – Anh xin lỗi về cái gì chứ”.

Ông VN làm luôn: “I’m sorry five – Tôi xin lỗi năm lần”. Ông Tây lo lắng hỏi ông Việt Nam “Sorry, are you sick – Xin lỗi, ông có ấm đầu không”.

Ông VN vẫn thản nhiên “I’m sorry seven – Tôi xin lỗi bẩy lần”.

Ông Tây tức lắm trợn mắt hỏi “Sorry, do you intend to count to eight? – Xin lỗi, ông định đếm đến tám chắc”. Ông Việt Nam kiên nhẫn “I’m sorry nine – Tôi xin lỗi 9 lần”.

Ông Tây ngọng luôn “Sorry, then..then…- Thế thì, thế thì”. Ông Việt Nam vớt vát “I’m sorry eleven…- Tôi xin lỗi 11 lần”.

Lão Tây phải ngừng. Nếu tiếp tục hỏi thì có lẽ tay VN này sẽ sorry hundred…

Chúc cả nhà vui cuối tuần

Tháng Tư 15, 2011 - Posted by | Tản văn |

13 bình luận »

  1. chúng ta rất không nên phân loại đẳng cấp Tây/Ta theo “hàng hiệu” trên người hay số sao KS họ ở. Theo mình, phần lớn Tây ba lô, nhất là giới trẻ, đã chứng tỏ quan niệm sống dám hành động, khám phá, trải nghiệm… rất đáng học theo. Và đương nhiên cần biết tính toán chi tiêu mới đi “ba lô” được. Tớ cũng đã từng đi Hawaii cùng nhóm đồng nghiệp nước ngoài, trong số đó có cả GS đại học và manager cty, kiểu du lịch “bụi” như vậy.

    Vê văn hóa “I am sorry”, người V hay tự hào bắt chước giỏi (mà có đáng tự hào không nhỉ?), sẽ tới lúc chúng ta được nghe “Tôi xin lỗi” nhiều hơn, thậm chí từ miệng các quan chức. Nhưng sẽ là tệ hơn nếu khi đó tâm niệm và hành động sau câu nói “Tôi xin lỗi” hoàn toàn “Vũ Như Cẩn” !!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Tư 17, 2011 | Trả lời

  2. @VY: trong nhiều tình huống, câu nói khó nghe lại là câu cần được nghe nhất bạn à. Vậy nên “Xin lỗi, tôi không quan tâm” vẫn phải có vị trí xứng đáng trong vốn từ vựng. Ngu ý của tớ nhé 😀 😀

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Tư 18, 2011 | Trả lời

  3. Hi all!
    Theo tớ, ý đồ chính của tác giả (bác Hiệu Minh) là ở câu đầu tiên:
    “…Ở nước mình, xin lỗi là ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi cảm thấy như bị mất gì lớn lao, sợ mất chức, mất tiền, mang tiếng, nên ít người thích mở mồm dù phạm lỗi hai năm rõ mười. Văn hóa như thế nên thất thoát cả tỷ đô la, chả thấy ai “lấy làm tiếc”.
    …”
    Thử nhìn sang nước Nhật. Sau động đất, sóng thần, thảm họa hạt nhân,.. các đại diện nhà nước và doanh nghiệp thay nhau lên TV, mạng để xin lỗi, tạ lỗi,…
    Hình như khi dám nhận trách nhiệm thì mới dám xin lỗi.
    Ở VN mình, trách nhiệm là của tập thể, của tất cả mà có nghĩa là chẳng của ai!
    Có một lần, hình như duy nhất, lãnh đạo chính phủ VN là Cụ Hồ có lên Đài TNVN công khai xin lỗi toàn dân sau sự kiện CCRĐ…
    Hơn 50 năm qua, chẳng có ai đủ tầm để làm việc đó…

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 18, 2011 | Trả lời

  4. Các thông tin của VY đang bị điều tra dữ dội đó!
    1. 2 triệu người VN chết đói năm Ất dậu (1945): Thông tin này rất thiếu chính xác! Hồi ấy đúng là có nạn đói ở đồng bằng bắc bộ, còn ở các tỉnh phía Nam ko hề có thiếu ăn. Theo thống kê của Phủ Công sứ Bắc kỳ, dân số Bắc-kỳ có khoảng 14 triệu người. Nếu có 2 triệu chết đói trong 1 năm thì kinh khủng ra sao? Tại sao đến tận bây giờ ko tìm thấy 1 môi mộ tập thể nào? Tại sao chỉ có 1-2 cái ảnh người chết đói thôi? Tớ nghi đây cũng là “biện pháp nghiệp vụ” để vận động tinh thần ái quốc, một kiểu sau đó được “xài lại” với “anh hùng Lê văn Tám”!
    2. Hồi 5/2010, Thủ tướng Naoto Kan đã làm việc này:
    http://vtv.vn/Article/Get/Thu-tuong-Nhat-xin-loi-cac-nuoc-chau-A–764b8c73b8.html
    Bây giờ, việc tra cứu thông tin trên mạng ko khó khăn mấy, vậy khi phát ngôn nên cẩn trọng! Yến “nhẩy” ? 😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 20, 2011 | Trả lời

  5. Chào chủ nhà. Sao lại biết cả tên húy nhà Cua đây. Cảm ơn các bác đã đọc bài.

    Bình luận bởi Hiệu Minh | Tháng Tư 21, 2011 | Trả lời

    • Chào bác Hiệu Minh,
      Bác đi “vi hành” thế này làm bọn em phấn khởi quá! Câu “Rồng đến nhà tôm” nên thay bằng “Tổng Cua đến thăm nhà Cáy” mới hợp! 😀 😀 😀
      Bọn em cám ơn bác lần nữa!
      Bọn em cũng có làm chút việc liên quan đến IT nên đã nghe danh các bác IT đầu đàn của VN như bác Công, bác Mẫn,… và cả bác nữa. Vậy có lỡ để lộ húy danh của các bác cũng là xuất phát từ lòng hâm mộ mà không dám mạo phạm gì đâu! Bác lượng thứ nhé.
      Chúc Bác mọi việc an lành.
      Nguyễn Văn Thành
      Nacentech

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 21, 2011 | Trả lời

  6. @VY: nếu trong còm sử dụng trích dẫn dài quá thì người đọc sau đó rất khó theo dõi các còm khác; bạn nên dùng đường link, có thể tóm lược và/hoặc thêm đánh giá, bình luận là ok. I’m sorry!

    -hội chứng karoshi: hóa ra các bà vợ Nhật cũng tội nghiệp chắng khác phụ nữ VN nhỉ. Một bên “nhậu xỉn” suốt, một bên làm việc suốt, chẳng cha nào chịu về nhà… hehe

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Tư 22, 2011 | Trả lời

  7. @VY,
    1. Ông Thủ tướng Nhật ko nói vui ở trong bếp, mà “Phát biểu tại Lễ kỉ niệm 65 năm ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện quân đồng minh, chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2”.
    Theo Hiến pháp của Nhật, các phát ngôn chính thức như vậy là có giá trị “thay mặt Chính phủ Nhật” rồi.
    Nghe nói, sau khi đọc “còm” của VY, nước Nhật phải bổ sung ngay Luật về thiết chế Thủ tướng! 😀 😀 😀
    2. VY viết:
    ****
    Hoan hô VT cũng “phục thiện” vì khi bác bỏ con số 2 triệu người chết đói thì cuối cùng cũng dẫn đến kết luận:”Té ra, thông tin từ nhiều nguồn rất không khớp nhau”.
    *****
    Nói lại cho rõ:
    – Theo Thông tin chính thức: số người chết (đói và bệnh) năm 1945 ở Bắc kỳ trong khoảng 400-500 ngàn.
    – Các nhà sử học dự đoán con số đó trong khoảng 1-2 triệu (nhấn mạnh 2 cụm từ “dự đoán” và “trong khoảng”).
    Tuy vậy, lại có 1 người khẳng định với cả Thế giới : có hơn 2 triệu người chết đói khi đó!
    Nói cho gọn: thế gọi là “nói điêu”!!!
    Câu hỏi: Ai cần phải “phục thiện”? Và ai phải xem lại kỹ năng “đọc hiểu”?
    3.
    4. VY viết:
    *****
    Một khái niệm đã được dùng ở Việt Nam cả chục năm về trước như “nền kinh tế phi vật thể” thì làm sao nói được đó là Các khái niệm Kinh tế-Xã hội vĩ mô quá?
    *****
    Tại sao một khái niệm ra đời rất lâu lại ko thể có tầm vĩ mô? Chẳng nhẽ mọi khái niệm sau khi ra đời thì sớm hay muộn sẽ trở thành vi mô à?
    VY lập luận kỳ cục quá!
    5. VY viết:
    *****
    Trong các còm ở đây, VT là người đầu tiên tạo nên sự so sánh khập khiễng khi đưa vào “Bị bông”
    ******
    Khi nêu ý kiến của người khác, VY nên trích dẫn đầy đủ nhé!
    Tớ so sánh cái gì, VY chắc ko nhớ rõ?
    Cái “bị bông” ở trên là tớ ám chỉ các đối tượng “vô tri vô giác” hoặc là “hầu như là vô tri, vô giác”. “Đánh nhau” hay “tranh luận” với những đối tượng này thì “thua là chắc”!
    Vậy thì trong cuộc chiến Mỹ-VN thế kỷ trước, ai là “bị bông”? Ai là người có niềm tin đến mức cuồng tín? Ai khích lệ cả dân tộc sẵn sàng “tẩm xăng tự đốt” hay “đánh bom cảm tử” và “đốt cháy cả dãy TS” …???
    Những vấn đề này rất nhạy cảm, ko nên tranh luận trên Blog. Không hiểu sao, VY lại thích xới ra???
    Có mục đích gì ko ta???

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 23, 2011 | Trả lời

  8. @ VY,
    Trời ơi là Trời! Có ai bảo VY “điêu” đâu! Đọc lại còm của tớ cho kỹ nhé!
    Tớ còm ở bên bài”Hịch khoa học…” ấy, vì tự dưng VY khơi mào vấn đề này ở bên ấy!
    Tớ nhắc lại “có 1 người khẳng định với cả Thế giới : có hơn 2 triệu người chết đói khi đó”. Tuyên bố này ghi trong Tuyên ngôn độc lập, hồi ấy VY chưa sinh ra mà! … 😀
    Các số liệu chính thức của Chính quyền Pháp hoặc của Triều đình Huế về số người chết năm 1945 có ghi chi tiết bao nhiêu người, ở tỉnh nào…
    Còn phía “ta”, tự dưng lấy đâu ra luôn con số 2 triệu! Tớ nghi rằng, người ta lấy số liệu của 1 tỉnh (ví dụ là Thái bình) rồi nhân lên số tỉnh! Nếu vậy thì ẩu quá!
    Tớ rất kính trọng GS Vũ Khiêu,cụ ấy là học giả về các vấn đề văn hóa VN.Cụ ấy đã làm bài thơ truy điệu 2 triệu người chết đói. Rất tiếc, GS Vũ Khiêu và rất nhiều nguời trong chúng ta đều tin vào số liệu 2 triệu người chết kia mà không cần biết ai tìm ra con số thống kê ấy! Cũng như ta đã tin vào sự xả thân cứu nước của “anh hùng Lê Văn Tám”!
    Xin phép cho tớ nhắc lại lần chót, rằng khả năng “đọc, hiểu” của VY có vấn đề nghiêm trọng đấy!

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 23, 2011 | Trả lời

  9. @ VY: Nhất trí với VY. Khi “bình loạn” thì làm gì có “thắng bại”. Còn tranh luận lại có mục đích là tìm ra cái “đúng, sai”.
    Tớ đã cố tranh luận với VY về 2 luận điểm:
    1. Số người chết đói ở Bắc kỳ năm 1945 là (trên) 2 triệu người.
    2. “CP Nhật chưa bao giờ xin lỗi các nước châu Á…”
    -Tớ đã đưa ra các chứng cớ chứng tỏ #1 là rất khả nghi.
    -Tớ cũng đã đưa ra chứng cớ về việc Thủ tướng Nhật có lời xin lỗi trong phát ngôn chính thức, tại một sự kiện rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị Nhật bản.
    Còn VY đã làm gì:
    Vấn đề #1: VY cũng công nhận, tuy chưa chính thức.
    Vấn đề #2: VY lúc đầu ko công nhận phát ngôn của Thủ tướng Nhật là thay mặt Chính phủ Nhật (híc!) mà ko đưa ra chứng cớ gì. Tiếp theo, VY lại đặt thêm một vấn đề mới :”Rất lấy làm tiếc” đã xứng đáng gọi là một lời “xin lỗi” chưa? Câu trả lời đơn giản: đó là lời xin lỗi, nhưng mức độ chưa xứng đáng! Nếu cần, ta sẽ bàn thêm thế nào là mức độ xứng đáng của một lời xin lỗi.
    Tiện đây, tớ có thể đưa ra ví dụ: 😀 😀 😀

    Tôi, nhân danh cá nhân, có lời xin lỗi chân thành nhất với bạn VY vì đã hiểu nhầm ý đồ của bạn như sau:
    – Tôi cứ tưởng VY có đầy đủ luận cứ, luận chứng để chứng minh một luận điểm nào đó một cách nghiêm túc và khoa học theo tư duy lô-gíc thông thường.
    – Hóa ra thay vì tranh luận, bạn VY lại thích “bình loạn” với phương pháp luận của tư duy khác (“ảo” ? ). Phương pháp luận mới này là quá sức hiểu biết và cảm thụ của cá nhân tôi.

    Tôi chính thức tuyên bố chấp nhận “thua cuộc” và rút lui khỏi “cuộc chiến” này vô điều kiện! 😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Tư 24, 2011 | Trả lời

  10. Mình đọc tranh luận của VT và VY cũng mở cho bản thân khá nhiều kiến thức. Đúng là có những vd tương đối nhạy cảm và VT nên độ lượng đôi chút. Nếu xét về hoàn cảnh lịch sử khi xuất hiện các tuyên bố 2 tr người kia thì có lẽ người ta khó kiểm chứng, lấy đâu ra goole để tra. Vậy chưa chắc họ đả chủ ý nói sai. Mà tuyên truyền cách mạng mà còn đắn đo, thiếu tự tin thì ai theo. Vậy nên thời đó trí thức làm sao có thể lãnh đạo vì làm gì họ cũng phải suy ngẫm, không biết “mạnh mồm”.
    Về karoshi của người Nhật thì minh hoàn toàn đồng ý với VY, đó là nhược điểm của người Nhật. Còn đã là thực dân thì họ phải bóc lột thuộc địa, nếu ta được phước là nước phát triển hồi đó thì liệu có ngồi yên mà không khai thác các nước kém hơn không? Và liệu lời xin lỗi của Nhật có giúp gì ta không. Chẳng tốt hơn là họ cấp vốn ODA?

    Bình luận bởi Thao | Tháng Tư 24, 2011 | Trả lời

    • Mình đang đi công tác nên chỉ còm được bằng Iphone. Vậy nếu có lỗi nào xin VT sửa giúp vì dùng bàn phím này khó đánh lắm (ví dụ bỏ chừ “về” cuối cùng). Cám ơn trước

      Bình luận bởi Thao | Tháng Tư 24, 2011 | Trả lời

  11. Mình chỉ đọc chương 1 nên chưa có cái nhìn bao quát ý của các tác giả. Sách do 2 tác giả, một là tiến sỹ KH, người thứ 2 là quan chức chính phủ thì mình không dám tranh luận. Minh chỉ có thể nói ý kiến của mình về chương 1 theo kinh nghiệm và kiến thức có được về kinh tế cả tư bản và XHCN. Mình cảm giác sách viết trên định kiến “địch – ta”, “tư bản – vô sản”. Để độc giả tin, sách đã đưa ra một số bằng chứng là các “đại tư bản” bí mật nào đó dùng chiêu bài “dân chủ”, “tự do tôn giáo” và “hệ thống truyền thông” để đánh che dấu sự điều hành của các “đại tư bản” bí mật này.
    Thực ra các nước đều dùng các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, chỉ có nó thể hiện hiệu quả hay không phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của mình. Khi họ đầu tư vào ta, họ phải có lợi, có cơ sở đảm bảo quyền lợi của mình, vì vậy họ cần minh bạch, cần dân chủ để nếu có thế lực muốn che dấu điều gì đó bất lợi cho họ thì sẽ có thế lực phanh phui ra. Ai làm kinh tế đều biết lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí. Nếu một phần chi phí không thể làm minh bạch (như tham nhũng) thì không ai đảm bảo sẽ có lợi nhuận.
    Còn cái gọi là thế lực “đại tư bản” bí mật thực ra chỉ là hệ thống Institute nghiên cứu và đưa ra các đường lối phát triển kinh tế. Các chuyên gia tư vấn của chính phủ sẽ chọn ra và tùi theo mức độ cần thiết có thể công bố, có thể giữ bí mật (nhất là các quyết sách đối với nước ngoài). Họ sẽ đưa ra quyết sách theo nhu cầu của người trả lương cho họ, vì vậy không thể có tính trung lập. Ở các nước phát triển chính phủ chi tiền và họ sẽ phục vụ nhu cầu của chính phủ (hay tổng thống), ai muốn thao túng người đó phải tìm cách dành ghế thủ tướng (hay tổng thống). Vấn đề chỉ ở chỗ người đứng đầu đó được bầu ra sao, có thực sự đại diện cho lợi ích dân tộc hay không.
    Vậy quyển sách này theo mình không được khách quan, vì viết theo định kiến (tiên đề) không hẳn là đúng.

    Bình luận bởi Thao | Tháng Tư 30, 2011 | Trả lời


Gửi phản hồi cho V. Thành Hủy trả lời