Lớp A0 – Khóa 9

They came, they saw and they ….

Biển- Thơ Puskin


Hồi học đại học, Hòang Oanh đã chép tặng mình bài thơ này.  Mình không biết làm thơ có lẽ do theo trường phái hâm mộ ý tưởng mà thơ là trò chơi của từ ngữ. Bài thơ này độc đáo ở chỗ Puskin dùng 3 trạng thái khác nhau của biển để diễn tả 3 tâm trạng điển hình của tình yêu. Cho nên mình nhớ nhất bài này.

Mời các bạn bình và so sánh thơ tình Puskin và Olga Bergon.

Biển

A.S. Pushkin

Em thân yêu đã bao giờ thấy biển
Khi nắng chiều tắt dần trên bến
Sóng rì rào ngoài bãi cát xa xôi
Một cánh buồm soi sáng biển khơi
Cùng những cánh hải âu trở về trên bến
Mới hiểu lòng anh tháng ngày xao xuyến
Nhớ thương Em dào dạt trong lòng…


Em thân yêu đã bao giờ thấy biển
Khi trăng lên rắc vàng trên sóng biếc
Núi ngả nghiêng trong mơ nghe biển tâm tình
Một tiếng còi tàu chìm giữa đêm thanh
Một khúc hát buồn mênh mang trên bến cảng
Mới hiểu lòng Anh rung lên sung sướng
Giây phút êm đềm gần gũi bên Em


Em thân yêu đã bao giờ thấy biển
Khi bão tố từ nơi nào cuộn đến
Sóng điên cuồng tàn phá những rừng cây
Sóng thét gầm xô vách đá lung lay
Mưa xối xả phũ phàng trên hải cảng
Mới hiểu lòng Anh bàng hoàng đau đớn
Khi mối nghi ngờ lung lạc niềm tin

Tháng Hai 27, 2011 - Posted by | Tổng hợp |

84 bình luận »

  1. @ C.Sa: Mấy hôm bận quá, chưa kịp viết “còm” cho bài viết này. Muợn tạm mấy bức tranh của Ivan Konstantinovich Aivazovsky thay cho comment vậy!
    Tớ chỉ xếp mấy bức ảnh ấy theo thứ tự tùy tiện, phải nhờ các “chuyên gia giải phẫu tình yêu” (như T.B. Văn) phân tích và tư vấn vậy! 😀 😀 😀
    Help me, please!!!

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 1, 2011 | Trả lời

  2. Blog này vẫn tự ví như một “quán nước” nhỏ, để bạn bè lỡ chân “trú mưa” có một chỗ ngồi.
    Mấy hôm nay Vũ bận thu xếp “đồ đạc” để về VN, tôi buộc phải “múa rìu qua mắt thợ” giúp Vũ 1 tay tiếp khách vậy!
    “Quán” nhỏ chênh vênh nép sườn đồi,
    Cửa thường không khóa, nước chẳng sôi
    Bình cũ, rượu xưa… men chưa nhạt?
    “Dép lê thay ghế”, bạn cứ ngồi !
    😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 1, 2011 | Trả lời


  3. “Quán nhỏ mà “view” choàng biển rộng,
    Ngập ngừng sóng biếc hát tình xanh.
    Mưa giăng khuất bóng “ngôi nhà trắng”,
    Khoăn nhặt tiếng đàn, có phải anh?”

    @VT: O. Bergoltz và XQ đều mạnh mẽ trong cuộc sống và cũng đều tìm về mình trong tình yêu classic “ngàn năm sỏi đá”. Chỉ thương cho XQ vắn số nên không có được trải nghiệm “hè rớt” như OB.

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Ba 3, 2011 | Trả lời

  4. @Văn và các bạn: C.Sa đã có lời nhờ bà con ta “bình và so sánh” bài thơ này với bài thơ tình đã đăng của Olga Berggoltz…
    Trước khi bắt đầu “săm soi” bài “Biển” này, tớ đã vào Google tìm kiếm bản gốc tiếng Nga cũng như tìm hiểu xem ai là người dịch sang tiếng Việt bài này…
    1. Trước hết về tác giả: Kết quả tìm kiếm bản tiếng Nga trên Google là hoàn toàn thất bại! Còn kết quả tìm kiếm bản tiếng Việt thì hơi ngạc nhiên:
    – 80% cho biết đây là tác phẩm của A.Pushkin nhưng ko biết ai là dịch giả.
    – 20% còn lại thì khẳng định bài thơ này của nhà thơ Đức Heirich Heine, cũng ko biết dịch giả!
    2. Về tác phẩm: Tớ tìm tất cả các bài thơ của A.Pushkin trong website chính thức này:
    http://www.litera.ru/stixiya/authors/pushkin/menu-date.html
    Vì ko biết tên của bài này trong bản gốc, tớ tìm trong tất cả các bài thơ của Pushkin có tiêu đề liên quan đến biển.
    Kết quả khá lạ:
    – Bài nổi tiếng nhất là “К МОРЮ” có nội dung ko giống tí nào với bài “Biển” ở trên
    – Các bài có khái niệm liên quan đến biển là: “ЗЕМЛЯ И МОРЕ”, “БУРЯ”, “Воды глубокие”,
    Tất cả các bài trên đều ko liên quan đến bài “Biển” cả ở trên !!!
    3. Tớ lại tìm tất cả các bài tơ có câu đầu tiên từa tựa như “Em đã bao giờ…”
    Kết quả có 1 bài duy nhất mà cũng không phải là thứ cần tìm!
    Nó đây này:
    ******************
    – Не видала ль, девица,
    Коня моего?
    – Я видала, видела
    Коня твоего.
    – Куда, красна девица,
    Мой конь пробежал?
    – Твой конь пробежал
    На Дунай реку –
    __________

    Бежал твой конь,
    Тебя проклинал –
    Тебя проклинал
    **************

    Hoang mang quá, C.Sa ạ! Chẳng nhẽ đây là một tác phẩm thất truyền của A.Pushkin, hay là chính Heine mới là tác giả? Ai biết tiếng Đức tra cứu Heine hộ tớ nhé!
    PS.: Trong danh mục các thi nhân Nga, ngoài Alexandr Sergeyevich còn có một nhà thơ khác cũng mang họ Pushkin, nhưng ông này không nổi tiếng lắm , chỉ có dưới chục bài thơ được lưu lại thôi. Ông này hình như không viết về biển!

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 4, 2011 | Trả lời

  5. Anh hãy trở về

    Anh hãy trở về trong giấc mơ em
    Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
    Anh một thuở như cuộc đời – như chim – như nắng
    Như tuổi thanh xuân – như hạnh phúc vô bờ

    Anh bây giờ đã ở rất xa
    Khoảng cách bao la xoá nhòa hình dáng
    Chỉ còn lại trong tim nắm tro tàn ảm đạm
    Chẳng thể nào cháy lửa nữa đâu anh

    Chỉ mình em có lỗi – chỉ mình em
    Vì đã vội buông anh ra quá sớm
    Vì vẫn sống trái tim đầy kiêu hãnh
    Ôi lòng khát thèm chẳng thể nào nguôi

    Anh hãy trở về trong giấc mơ em
    Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh
    Anh một thuở như cuộc đời-như chim-như nắng
    Như tuổi thanh xuân-như hạnh phúc vô bờ

    Bài thơ này có một lịch sử khá phức tạp.
    Bản gốc tiếng Nga có đăng trong cuốn “Olga. Nhật ký cấm”, 4-2010, Nhà xuất bản Azbuka. Cuốn sách này bao gồm cả các tác phẩm đã bị kiểm duyệt hoặc cắt bỏ trước đó.
    Nguyên tác:
    ***********
    Ты приснись мне…

    Ты приснись мне, хотя бы приснись,
    Не такой, как на карточке серой, –
    Точно лучик, и птица и жизнь,
    Точно юность и счастье без меры

    так далеко тебя унесло,
    Что черты расстояньем стирает.
    Столько пепла на сердце легло,
    Но горит оно и не сгорает.

    Я сама виновата сама,
    В том, что рано тебя отпустила,
    Что живу не лишилась ума…
    О проклятая, жадная сила!

    Ты приснись мне, ну только приснись,
    Не такой, как на карточке серой, –
    Точно лучик, и птица и жизнь,
    Точно юность и счастье без меры…
    **************************

    Olga viết bài này năm 1937 -1938. Vào thời gian đó, cuộc sống của Olga có 2 sự kiện chấn động: chồng bà, nhà thơ Boris Kornilov bị bắt và chết trong tù cuối năm 1938, và con gái của bà , Irina, bị bệnh, mất vào năm 1937.
    Bản dịch đăng ở trên là của nhà thơ Ngân Xuyên. Tôi chắc là Ngân Xuyên không biết tiếng Nga và dịch thơ theo một bản dịch nghĩa nào đó. Phải nói là bản dịch của Ngân Xuyên rất hay rất phù hợp với ngữ cảnh về tâm trạng của người vợ viết về người chồng đã mất! Tuy vậy, trong bản dịch này có vài lỗi về ngữ pháp tiếng Nga làm cho ý đồ của Olga bị hiểu nhầm khá trầm trọng!

    Trong nguyên tác có câu:
    Ты приснись мне, ну только приснись,
    Не такой, как на карточке серой,

    Ngân Xuyên dịch là:
    Anh hãy trở về trong giấc mơ em
    Dẫu trong mơ anh không còn hư ảnh

    Thực ra, câu gốc “Не такой, как на карточке серой” thì Olga ám chỉ nhân vật “Ты” (You) lại là giống cái với “Не такой…”. Nếu Olga muốn viết bài này cho chồng mình, thì bà phải thay thế từ “такой” bằng từ “таким” mà chẳng làm ảnh hưởng đến vần điệu hay nhịp của bài thơ! Hơn nữa, cụm từ “Не такой, как на карточке серой” được nhắc lại đến 2 lần (trong câu #2 và #14). Đây không thể là “lỗi đánh máy” thường gặp ở các tác giả Việt ta!!!
    Như vậy, có lẽ bài thơ này Olga viết cho con gái đã mất của mình chứ không phải về người chồng xấu số ?!
    Với linh cảm này, tôi lại vô Internet và tìm được bản dịch khác của dịch giả Thụy Anh. Té ra Thụy Anh cũng nghĩ như tôi, và bản dịch của Thụy Anh cũng tuyệt vời không kém “phiên bản” của Ngân Xuyên!
    ******************
    Hãy về với mẹ trong mơ…
    (Người dịch: Thuỵ Anh)

    Hãy về với mẹ, con ơi, dù chỉ trong giấc mộng,
    nhưng đừng giống hình con trong tấm ảnh chết cuối cùng:
    hãy như tia nắng trời, như cánh chim, sự sống,
    Như tuổi thanh xuân như hạnh phúc vô song

    Con thân yêu giờ đã ở quá xa
    khoảng cách khiến gương mặt con nhòa nhạt.
    Trái tim giữ bao tàn tro mất mát,
    cháy ngậm ngùi mà chẳng thể bùng lên.

    Mẹ là người có lỗi, chỉ mẹ thôi,
    rằng đã buông tay để con đi quá sớm,
    không mất trí vì nỗi đau mà vẫn sống…
    Ôi cái sức sống tham lam đáng nguyền rủa quá trên đời!

    Dù chỉ trong mơ hãy về với mẹ, con ơi,
    nhưng đừng giống tấm hình con màu xám
    hãy như tia nắng trời, như cánh chim, sự sống,
    Như tuổi thanh xuân như hạnh phúc vô song!
    **********************************

    Người ta hay nói “dịch là phản” tức là “bản dịch” thường làm mất đi hoặc thay đổi nhiều ý nghĩa trong bản gốc. Nếu tôi là Olga, tôi sẽ không công nhận bản dịch của Ngân Xuyên là “tác phẩm” của mình, dù rằng bản dịch đó là một bài thơ rất hay!

    Những bài thơ dạng “phản dịch” như thế nấy rất phổ biến ở VN, một ví dụ tiêu biểu là bài “Đợi anh về” nổi tiếng của C.Simonov qua “bản dịch” của Tố Hữu! Có một thực tế là bạn yêu thơ VN đã quá quen với các tác phẩm “Việt hóa” và tự mình tạo ra một lớp các thi sỹ nước ngoài “bị Việt hóa”.

    Tôi chắc chắn, nếu ta cố “trả lại sự công bằng” cho các tác giả nước ngoài, bằng cách công bố các bản dịch theo sát nguyên tác, thì sẽ gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của rất nhiều bạn yêu thơ !!!. Vì ta đã “chót yêu” các Simonov-việt, Berggoltz-việt…. mất rồi!!!!!
    Chúc vui…
    V.Thành

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 4, 2011 | Trả lời

    • Hoan hô Thành đã cất công “trả lại tên cho em”. Internet quả là công cụ tuyệt vời cho việc tìm + sửa lỗi, nhiều khi không cố ý, và cũng tuyệt vời cho cả phát tán lỗi. Kinh nghiệm giờ cứ phải Gúc gồ dăm lượt rồi mới “luận”!

      Thụy Anh dịch tuyệt vời, nhưng tớ vẫn thấy “lấn cấn” ở câu #2 và #12.

      Ở câu #2: “nhưng đừng giống hình con trong tấm ảnh chết cuối cùng”, từ “hình” là thừa; đặc biệt từ “chết” không có trong nguyên tác, đưa vào thậm chí làm mất “chất thơ” nếu đã dùng “tấm ảnh cuối cùng”. Tớ mạn phép sửa lại (ghi cùng câu #1 cho dễ đọc):

      “Hãy về với mẹ, con ơi, dù chỉ trong giấc mộng,
      nhưng đừng giống như con trong tấm ảnh cuối cùng”

      Trong câu #12 “Ôi cái sức sống tham lam đáng nguyền rủa quá trên đời!” tớ nghĩ dịch giả hiểu sai nguyên tác. Cái “tham lam đáng nguyền rủa” phải là “lý trí” (“ум” — danh từ!) mà OB nói ở câu #11 chứ không phải động từ “sống” (живу). Có thể “refine” đơn giản mà sát nguyên tác hơn thành (ghi cả khổ thơ):

      Mẹ là người có lỗi, chỉ mẹ thôi,
      rằng đã buông tay để con đi quá sớm,
      Sao mẹ sống mà không mất trí…
      Ôi cái lý trí tham lam đáng nguyền rủa quá trên đời!

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Ba 4, 2011 | Trả lời

  6. Chào các anh chị,
    Em là Thụy Anh ạ. Hôm nay bạn em có gửi cho em link này vì… có nhắc đến tên em, nên em đường đột vào đây, xin các anh chị thứ lỗi. Không phải em định phân bua gì đâu ạ, mà em đọc và cũng muốn chia sẻ về bài thơ Biển. Em đang đi tìm nguồn gốc cái bài thơ mà mọi người cứ gán cho Pushkin và đưa lên trang thivien.net của chúng em, nên em cất công nhờ tìm hiểu mà mãi vẫn chưa được. Em cũng không nghĩ bài thơ đó là của Pushkin. Nếu các anh chị có manh mối nào, xin cho em được biết với.

    Việc thứ hai là vì đọc phần phân tích của các anh chị mà bạn em cứ nhắc nhở em là xem lại xem có hiểu sai Olga đoạn này không. Dịch chưa hay thì đúng chứ hiểu sai đoạn ý thì em xin thanh minh:

    – Я сама виновата сама,
    В том, что рано тебя отпустила,
    Что живу не лишилась ума…
    О проклятая, жадная сила!

    —> Chính mẹ là người có lỗi trong việc đã buông để con đi sớm thế, rằng mẹ sống mà không mất trí (не лишилась ума) – Ум là danh từ giống đực ạ, ở đây là đã được đổi sang cách hai vì có từ лишиться. Vì thế cái từ nguyền rủa kia (tính từ giống cái!) không thể dính với lý trí (ум) được – mà cái từ проклятая nó dính với danh từ cuối cùng là сила – sức mạnh. Ở đây có thể hiểu là sức sống – ở đây Olga dùng từ жадная сила!

    Trong nhật ký, Olga có 2 lần than vãn rằng lẽ ra bà phải chết đi thì không hiểu sao bà vẫn cứ sống – khi con gái chết và người chồng thứ 2 qua đời. Đó là lý do tại sao em dịch “sức sống” là như vậy. Ko dính gì hết đến từ живу đâu bác ạ.

    Cái từ “chết” ở trên bác nhận xét đúng quá. Nó ko có trong nguyên tác, chỉ có trong … hình dung của em. Khi cô bé chết, có tấm карточка trong bản chứng tử, màu xám, hic. Ban đầu em định dịch là di ảnh, nhưng sau lại nghĩ thế ko phải, nghe nặng nề quá. Còn nếu là tấm ảnh thôi thì quá nhẹ. Em đưa chữ “chết” vào để nhấn mạnh tình huống này. Bài thơ đọc trong nguyên bản nó đau đớn hơn rất nhiều và không mềm mại tí nào, so với bản dịch. Điều này là cái chưa được của người dịch, nhưng cũng không biết làm sao…

    Em cảm ơn các anh chị đã tìm đọc bài thơ và bản dịch của em. Nhưng mà em cũng cho rằng, bản dịch của Ngân Xuyên là một trường hợp độc đáo- cho dù không phải là bài thơ của Olga thì … nó vẫn có giá trị lịch sử nhất định.

    Khi dịch lại bài này, em đã đọc rất nhiều phần hồi ký và nhật ký của bà nói về cái chết của hai con gái.

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

    • Chào Thụy Anh! Cái Blog con con của chúng tôi mà lại được bậc “hảo thủ” của Thi viên như Thụy Anh sang thăm hỏi thì quả là may mắn cực kỳ! Cám ơn Thụy Anh nhiều !
      Bọn tôi nguyên là dân học toán, nhưng vẫn có những người yêu thơ, văn… Những lúc rỗi rãi cũng “dám” mang chuyện văn, thơ ra bàn luận cho vui thôi, mà cũng chỉ bàn trong “blog nhà” mình.
      Trước hết, rất xin lỗi Thụy Anh vì đã “chót” đăng bản dịch “Hãy về với mẹ trong mơ…” mà chưa xin phép tác giả. May mà tôi vẫn kịp ghi tên Thụy Anh rồi, nếu không thì áy náy bội phần. Và có khi cũng chẳng có cuộc “viếng thăm” hôm nay! Người ta vẫn nói “trong cái rủi luôn có cái may” mà ! 😀 😀 😀
      Té ra Thụy Anh cũng chia sẻ quan điểm với tôi về tác giả của bài thơ “Biển” mà vẫn được nhiều người coi là của Pushkin.Tôi sẽ nhờ các bạn bè còn đang ở bên Nga tìm hiểu giúp, nếu có kết quả gì sẽ thông báo cho Thụy Anh ngay. Đồng thời, tôi nghĩ có lẽ phải tìm kiếm nhiều hơn ở phía các dịch giả Việt nam, may ra biết được nguyên tác tiếng Nga của bài thơ kia thì việc tìm kiếm bên Nga sẽ dễ dàng hơn.
      Quay lại bài thơ của Olga nhé.
      Cái bọn học “toán” chúng tôi thường thích lập luận logic, nếu có lỡ tay “múa rìu qua mắt thợ” thì Thụy Anh cứ mạnh tay mà “phê” nhé!
      1. Với cụm từ “проклятая, жадная сила”, theo tôi, Olga có thể ám chỉ các ý sau:
      – Sức mạnh của “lý trí” (như diễn giải của anh Tô Bá Văn)
      – Sức mạnh của “bản năng sinh tồn”. Điều này gần với lý giải của Thụy Anh hơn.
      Chắc chắn, chỉ Olga mới biết chính xác bà định ám chỉ cái gì, còn chúng ta có quyền lập luận và phán đoán.
      Tôi cũng thấy cách tiếp cận bằng “phương pháp ngữ pháp” của anh Văn với việc phân loại theo “danh từ-động từ” là chưa ổn, chưa thuyết phục.
      “Phương án bản năng sống”là suy nghĩ rất tự nhiên, rất “đời thường” và cũng rất “người”.
      “Phương án lý trí” lại thể hiện thế mạnh của con người-khác với các động vật khác vì biết tư duy, đôi khi biết sống và buộc phải sống bằng “ý chí” … Chỉ có loài người mới tự cho mình những “trách nhiệm”, “sứ mệnh” thiêng liêng, cao cả… và tự ràng buộc mình bằng những tiêu chí đó! Hình như những đau khổ của loài người cũng từ đấy mà ra?
      Trong ngữ cảnh của bài thơ, tôi thấy “Phương án lý trí” có tính thuyết phục hơn! Thụy Anh nghĩ sao?

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

    • Chào các anh chị, em vào blog này là vì Thụy Anh giới thiệu. Bản thân em thì cũng chẳng phải dân xã hội tâm hồn gì cho lắm, và cho rằng, khi đọc thơ Nga, thì cần suy nghĩ theo hướng – người Nga hiểu thế nào trong trường hợp này.

      Và như thế, thì chắc chắn hai tính từ проклятая, жадная chỉ có thể bổ nghĩa cho сила, không liên quan gì đến ум cả. Như vậy thì câu “О проклятая, жадная сила!” chỉ có thể là câu cảm thán. Sức mạnh tham lam đáng nguyền rủa kia có thể là của định mệnh, của cuộc đời, của nghịch cảnh, vân vân.

      Bình luận bởi Nina | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

      • Blog A0K9 nhiệt liệt chào mừng bạn Nina đã ghé thăm và có ý kiến đóng góp ngay!
        Vì trong Blog này, hầu hết các thành viên đều tự nguyện công khai danh tính, nên tôi xin phép Nina được tiết lộ chút ít “danh phận” của bạn. Ni na đồng ý nhé:
        – Nina là một “đại cao thủ” trên Diễn đàn NuocNga.net
        – Nước giải khát yêu thích của Nina là Kvas-Nga!
        Tiếp theo, tôi có vài ý “phản biện” với Nina về các vấn đề bạn đóng góp:
        1. Cụm từ “проклятая, жадная” phải bổ nghĩa cho “сила” thì ai ccũng đồng ý từ lâu rồi! Chỉ tại cái Blog này sắp xếp trình tự các comment hơi lộn xộn, nên Nina chưa kịp đọc hết các “còm” theo đúng trình tự thời gian và buộc phải “nhắc lại điều đã chứng minh” ! 😀 😀 😀 !
        2. Mọi người đang tranh cãi nhau về nguồn gốc của cái “sức mạnh tham lam và đáng nguyền rủa” ấy là từ đâu?
        Hiện có 2 quan điểm:
        – Thứ nhất:Đấy là sức mạnh của lí trí. Anh Tô Bá Văn chủ kiến quan điểm này.
        – Thứ 2: Đấy là sức mạnh của bản năng sống, bản năng sinh tồn. Đây là quan điểm của Thụy Anh và tôi cũng ủng hộ.
        Cả 2 quan điểm này đều coi nguồn gốc của sức mạnh ấy là từ 1 gốc: đó là bản thân OB, nên có thể tạm gọi là “nguồn gốc mang yếu tố chủ quan”.
        Tuy nhiên, Nina lại cho rằng: ” Sức mạnh tham lam đáng nguyền rủa kia có thể là của định mệnh, của cuộc đời, của nghịch cảnh, vân vân..”
        Có phải Nina định đề xuất thêm một giả thuyết nữa về “nguồn gốc mang yếu tố khách quan” của cái “sức mạnh” vô hình trên?
        Chúc LNA luôn gặp nhiều may mắn!
        Nguyễn Văn Thành
        Blog-Admin

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 19, 2011

  7. Hì, em phải cảm ơn các anh chị mới đúng chứ ạ vì bây giờ thơ có người đọc đã quý, bản dịch có người để ý còn quý hơn.
    Em nhất trí hoàn toàn với lập luận theo logic của anh. Dân Toán nói có lý hơn dân ít Toán như em. Nhưng cái phần em “thanh minh” cũng không phải là tranh luận lý trí hay là bản năng, mà đơn giản là em muốn dịch lại nghĩa của câu cuối cùng: cái sức mạnh (em dịch là sức sống) tham lam đáng nguyền rủa quá! Còn cái sức sống ấy – đối với người này là bản năng, người kia là lý trí – thì cũng không sai mà ạ? Phương án sức sống của em cũng không hẳn thiên về bản năng.
    Dịch thơ hay thậm chí đọc thơ không thôi đã là một quá trình “giải mã” – ôi từ này có vẻ cũng toán học rồi đấy ^^, và theo em nó thú vị ở chỗ đó.

    Thêm nữa, em mạn phép ghi chú thêm là, em cảm thấy Olga vừa lý trí lại vừa là người có bản năng sống và yêu mãnh liệt. Hì.

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

    • @ Thụy Anh: Đúng là những logic máy móc chưa thể hiện được hết sự phong phú của cuộc sống. May quá, trong toán cũng có cái gọi là logic “mờ” (fuzzy logic) mà Thụy Anh đã sử dụng rất tự nhiên và hiệu quả đấy! Té ra trong “sức sống” có cả phần “lý trí” lẫn phần “bản năng”. Rất “nữ tính” và cũng rất có lý!!! Quả là Thụy Anh hiểu và cảm nhận được Olga hơn bọn “mày râu” chúng tôi rồi!!!
      Phần “bình loạn” tiếp của chủ đề này, ta nên chờ ý kiến của “chính chủ” là anh Tô Bá Văn nhé!
      2. Tiếp theo mục 1 ở “còm” #12 ở trên:
      Cụm từ “как на карточке серой” được Thụy Anh giải thích:
      ***
      “…Khi cô bé chết, có tấm карточка trong bản chứng tử, màu xám, hic.”
      ****
      Hình như chưa ổn, Thụy Anh ạ!
      Ở Nga, và ở cả nhiều nước khác, giấy chứng tử không có dán ảnh đâu! Trong tiếng Nga, Giấy chứng tử là “Свидетельство о смерти”.
      Thụy Anh xem thử cái này nhé:

      Ở Nga cũng không có lệ lập bàn thờ người thân đã khuất như ở VN. Tôi đã đến chơi nhà mấy bạn Nga, chỉ thấy người ta treo ảnh gia đình lên tường. Những người thân đã mất cũng có ảnh hoặc tranh chân dung và được treo ở nơi trang trọng nhất. Irina, con gái của Olga mất vào vào năm 1937. Hồi ấy ảnh mầu chưa phổ biến như bây giờ. Có lẽ vậy, mà bức ảnh của Irina để lại chỉ có thể là ảnh “trắng đen” (gray scale photo picture) chính là cái “карточка серая” này?
      Nếu vậy thì lựa chọn ban đầu của Thụy Anh là “di ảnh” rất có lý!
      Nhưng cũng phải công nhận ý tưởng “hư ảnh” của Ngân Xuyên cũng có cái hay riêng.

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

  8. Chào bạn Thụy Anh. Rất vui vì được bạn ghé thăm blog này.

    Cũng xin được nói thêm để các bạn hiểu rõ hơn cái “lý” của tôi khi hiểu câu thơ #12 mà chúng ta đang “luận”, bên cạnh cái mà TA gọi là “giải mã” — lấy từ những gì ngoài bài thơ nhưng lại là những gì tạo hồn thơ và chất thơ của mỗi tác giả: cuộc đời, tính cách, số phận…
    “Logic” của 2 câu #11-#12 đơn giản hơn hai bạn (TA và VT) nghĩ. Câu #12 “О проклятая, жадная сила” là mệnh đề ẩn chủ ngữ hay gặp trong tiếng Nga. Bởi vậy cần tìm chủ ngữ (chủ thể) theo ngữ cảnh, tức là ở câu #11. Vì сила là danh từ nên sẽ “ăn theo” sát ngữ pháp nhất là danh từ hoặc đại từ nhân xưng (giống cái của danh từ сила không nhất thiết phải như chủ thể nó “ăn theo”). Chính vì vậy tôi loại живу và TA cũng đồng ý không dính gì hết đến từ này. Như vậy chỉ còn Tác giả OB ngôi “Я” (живу) và ум(а). Phương án “Я” rõ ràng không ổn. Duy nhất còn lại là ум – lý trí. Và tôi hiểu OB nguyền rủa cái lý trí không cho bà quên được nỗi đau, bà “sống mà không mất trí”, chứ không phải vì bà “đang sống” (nếu hiểu là “sức sống”)…

    Dĩ nhiên đây cũng chỉ là cách hiểu của cá nhân tôi. Ngữ pháp là quy tắc bất biến, còn ngôn ngữ sống động và nhiều ước lệ. Chúng ta khi học bên Nga cũng đã gặp người Nga sai ngữ pháp (dù tần suất thấp hơn rất rất nhiều so với “nhà báo”, “nhà đài” VN dùng sai ngữ pháp, sai chính tả). Khi bị thắc mắc thì họ cũng thừa nhận và nói “bọn mày giỏi ngữ pháp hơn tao”.
    Nhân tiện trên blog này cũng có tranh luận về bản dịch bài Mùa hè rớt của bác BV. Rất mong được bạn TA ngó xem và giúp cho “vài đường cơ bản” 😀 :D. Đường link ở đây bạn TA nhé:

    Mùa hè rớt

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

  9. Thụy Anh mến,
    Thật hân hạnh được đón tiếp TA ở đây. Mình cũng đã được biết nhiều về công trình thơ ca của TA (đặc biệt là về Olga) từ lâu mặc dù chẳng giỏi thơ. Thơ dù hay mấy cũng phải mang tính khoa học và sự nghiên cứu nghiêm túc như TA rất đáng nể và đáng khuyến khích.
    Văn Thành rất uyên thâm nhưng lý luận của TA rất thuyết phục! Chúc mừng Thụy Anh và cuốn “Olga Berggoltz của tôi”.
    TA có thể phát động phong trào tìm kiếm tác giả đích thực của bài thơ “Biển” trong trang thơ hay các diễn đàn thơ của mình.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Ba 11, 2011 | Trả lời

    • Em cảm ơn các anh chị nhìu nhìu. Cảm ơn bác tobavan, chủ nhà hiếu khách hị hị

      Thực ra em vào đây cũng đã quá đường đột rồi, em đã rất ngại. May mà các anh chị không trách và không coi là vô duyên. Em xin phép thi thoảng ghé qua, nếu có góp lời được gì cho vui với các anh chị, em sẽ rất thích. Đợt này em bận quá (từ đêm qua còn chưa ngủ huhu) nên em xin phép chưa đọc kỹ và chưa “buôn chuyện” hay bàn luận với các anh chị trong phần Mùa hè rớt…v..v.. được ạ. Khi nào có thời gian nhất định em sẽ tham gia.

      @Anh V. Thành: Hic, cũng có thể em nhớ nhầm, vì ngày xưa em đã từng đi khai chứng tử cho người thân ở Nga. Tuy vậy cũng không quan trọng lắm, em nghĩ thế. Dich thơ cũng là qua cảm nhận từ lăng kính cá nhân nữa mà hihi. Em vẫn thích để từ tấm ảnh chết/ cũng như em không phản đối nếu ai đó dùng một từ khác đi. Vì đây là “em” mà :).

      Riêng cái câu “О проклятая, жадная сила!” mà bác tobavan cho là mệnh đề ẩn chủ ngữ thì em không phục đâu ;), nhưng mà cho phép em mai hoặc kia sẽ trình bày kỹ hơn ạ. Ở đây không có gì ẩn hết, theo em. Nó là một ngữ cảm thán thôi mà- có dấu chấm than, và trước đó là ba chấm, đã ko có gì liên quan đến câu trước hết. (tương tự: О моя дорогая!- Ôi….)

      Còn việc ta nói nó (cила) là sức mạnh của lý trí hay của sự sống thì lại là một việc khác. Và chỗ này có thể “dĩ bất biến ứng vạn biến” ^^

      Còn từ ум mà anh nhắc đến ở đây nó đã dính vào từ лишиться rồi cơ mà hu hu, sao lại phải băn khoăn nữa ạ? – лишаться-лишиться чего- ai đó bị mất/ bị tước mất/ bị hỏng mất cái gì?

      Em cũng xin kể thêm là em cũng có lý do để nói về việc sức sống của bà. Trong bài thơ viết cho chồng thứ 2 khi ông mất, Olga cũng đã từng kêu lên là lý trí bà muốn được chết, muốn không còn nghĩ gì đến cuộc sống nữa. Nhưng bà đã sống chỉ vì người chồng mong muốn điều đó. Trong này có nói đến сила:

      Но ты хотел, чтоб я живых любила.
      Но ты хотел, чтоб я жила. Жила
      всей человеческой и женской силой

      – anh muốn em sống bằng tất cả sức mạnh của con người, của người đàn bà trong em (rất mãnh liệt và bản năng, đương nhiên ko thể thiếu lý trí, hic).

      Vì thế, theo thiển ý của em, ta cũng không nên phân định rạch ròi rằng cái sức mạnh ấy là sức mạnh của lý trí hay của bản năng. Em nghĩ là không cần thiết lắm.

      Với thơ ca, đôi khi còn là cảm nhận của mỗi người nữa. Nếu nói đến cùng thì cuối cùng có khi thơ sẽ tuột mất khỏi tay. Em nghĩ Olga sẽ tôn trọng cảm nhận của người đọc, cũng như em tôn trọng cảm nhận của anh, dù là khác em. Hì.

      Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 12, 2011 | Trả lời

      • @ Thụy Anh:
        1. Tôi đã dùng khái niệm “logic mờ” tức là đã công nhận với Thụy Anh, rằng “sức sống” ở đây bao hàm cả “lý trí” lẫn “bản năng”, không có sự phân biệt rạch ròi theo logic thông thường. Chắc cách trình bày của tôi chưa rõ ràng làm cho Thụy Anh nghĩ rằng tôi chưa đồng ý ? Ta đã nhất trí rồi nhé? 😀 😀 😀

        2. “О проклятая, жадная сила!” . Tôi cũng đồng ý với Thụy Anh : đây là một câu cảm thán. Đã là câu cảm thán thì có quyền ám chỉ cảm xúc của người viết (người nói) về trạng thái ngữ cảnh đã được mô tả trước đó. Ở đây tôi cố tình tách làm 2 phần: ngữ cảnh và câu (mênh đề) cảm thán cho tiện phân tích.
        Trong bài thơ, ngữ cảch sinh ra cảm thán phải nằm trong câu phức hợp này:

        Я сама виновата сама,
        В том, что рано тебя отпустила,
        Что живу не лишилась ума…

        Trong đó, mệnh đề “Что живу не лишилась ума…” đóng vai trò chủ đạo.(Mà hình như cả mệnh đề phụ ở trên nó cũng có góp phần? Cái này sẽ bàn thêm chăng?)
        Tôi muốn nhấn mạnh là cả mệnh đề này mô tả ngữ cảnh sinh ra cảm thán chứ không phải một thành phần cụ thể nào của nó!
        Lấy một ví dụ khác về “ngữ cảnh sinh ra cảm thán” để bổ sung cho ví dụ của Thụy Anh:

        Солнце светит.
        Птицы поют…
        Какая красота!
        (Đây chỉ là ví dụ thôi nhé, không liên quan gì đến thơ phú cả! 😀 😀 😀 )
        Mệnh đề cảm thán ở đây (Какая красота!- Đẹp làm sao!) được sinh ra từ toàn bộ ngữ cảnh “Mặt trời chiếu sáng, Chim hót,..”. Sẽ không hợp lý nếu cứ bắt mệnh đề cảm thán “Какая красота!” chỉ liên quan đến một danh từ (Солнце, Птицы) hay một động từ (светит,поют). Tôi nghĩ rằng, anh Tô Bá Văn cũng đồng ý với luận điểm này.

        Trở lại câu/mệnh đề cảm thán “O проклятая, жадная сила!”. Theo tôi, OB ám chỉ một “sức mạnh huyền bí, vô hình” nào đó đã níu kéo bà ở lại với cuộc sống thực tại mà không cho bà đi theo con gái… Thụy Anh dùng từ “sức sống” là hay đấy, Văn ạ! Phương án “lý trí” của Văn có vẻ làm yếu đi tính “huyền bí, vô hình” của cái “жадная сила” này chăng?

        3. Trong “còm” #1, Văn viết :

        *********
        “..Trong câu #12 “Ôi cái sức sống tham lam đáng nguyền rủa quá trên đời!” tớ nghĩ dịch giả hiểu sai nguyên tác. Cái “tham lam đáng nguyền rủa” phải là “lý trí” (“ум” — danh từ!) mà OB nói ở câu #11 chứ không phải động từ “sống” (живу)…”
        ******
        Văn đã áp đặt câu cảm thán “O проклятая, жадная сила!” phải ám chỉ danh từ (“ум”) chứ không được ám chỉ động từ (“живу”)! Tại sao vậy? Nó phải ám chỉ toàn bộ nội dung ngữ cảnh đã được truyền tải trong cả mệnh đề chứ!
        Có lẽ, Văn coi “O проклятая, жадная сила!” như một mệnh đề tính ngữ có tác dụng bổ nghĩa cho một danh từ trong câu đứng trước. Không phải vậy, Văn ạ! Đây là câu/mệnh đề cảm thán sinh ra theo ngữ cảnh. Nó không có trách nhiệm “bổ nghĩa” cho 1 từ (danh từ, động từ,..) cụ thể nào cả!!!!
        Vậy mới sinh ra “nghi oan” cho Thụy Anh “hiểu sai nguyên tác” ! 😀 😀 😀

        4. Trong “còm”#12, Thụy Anh phản biện lại như thế này:
        *******
        “…. Ум là danh từ giống đực ạ, ở đây là đã được đổi sang cách hai vì có từ лишиться. Vì thế cái từ nguyền rủa kia (tính từ giống cái!) không thể dính với lý trí (ум) được – mà cái từ проклятая nó dính với danh từ cuối cùng là сила – sức mạnh
        ….”
        ********
        Đọc xong câu này, tôi lờ mờ hiểu rằng:
        – Thụy Anh tưởng rằng anh Văn ko biết (ум) là danh từ giống đực, và nó bị biến thành cách 2 (умa)sau khi đi sau động từ phản thân (лишиться). Và “умa” trông giống như danh từ giống cái!!! Híc! Vậy thì oan cho Văn quá! 😀 😀 😀
        – Anh Văn nói “Cái “tham lam đáng nguyền rủa” phải là “lý trí” “. Thì có nghĩa, anh muốn khẳng định cái “sức mạnh tham lam, đáng nguyền rủa” ấy là “sức mạnh lý trí”. Chứ anh ấy có gán tính từ “проклятая” cho danh từ “ум” đâu! Lại “oan” nữa cho “người ta” rồi, Thụy Anh ạ! 😀 😀 😀
        Đấy là cảm nhận của tôi, không biết hai bạn có thấy vậy không?

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 12, 2011

  10. Hihihi, đúng là rất oan ạ 🙂
    Em chúc các anh chị cuối tuần vui vẻ và sức sống lúc nào cũng tham lam tuyệt vời! 😉

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 13, 2011 | Trả lời

  11. Hi, tôi thấy tranh luận ngày càng thú vị, cũng là dịp được play với tiếng Nga. Hai bạn VT + TA có lý ở câu #12 này. Nhưng tôi vẫn chưa thấy “tâm phục” hoàn toàn. Tôi vẫn muốn hiểu logic nội tại của khổ thơ, hơn là viện thêm tình tiết bên ngoài.

    Tương quan “lực lượng” hiện là 2:1 😀 :D. Các bạn chờ tôi huy động “viện binh” nhé :; :;

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Ba 13, 2011 | Trả lời

  12. @ All: Chúc cả nhà một tuần mới làm việc hiệu quả và vui vẻ!
    Theo phát hiện của Tô Bá Văn, dịch giả Ngân Xuyên đã được nhắc đến trong các “còm” chính là Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Bác Xuân Nguyên, có biệt danh “gã đầu bạc”, hiện đang công tác ở Viện Văn học. Các bạn có thể thăm viếng blog của bác Nguyên tại đây:
    http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

  13. @V.Thành: Em rất ung dung và không sợ “nguy” vì em chân thành tin vào cảm nhận của mình, nhưng đồng thời cũng tôn trọng cảm nhận của người khác. Em chỉ phân bua chứ không phán xét. Em không cho rằng hoặc phát biểu xanh rờn là ai đó hiểu sai – về mặt logic – còn về mặt ngữ pháp tiếng Nga thì lại vấn đề khác hí hí. Ở đây bác V. Thành đã nói về nỗi oan thì em đã hiểu và không tranh luận nữa ạ.

    Ngoài ra em cũng có những lập luận của em, nhưng thú thật em không có sức ngồi viết ra đây cho đầy đủ. Và thậm chí, em cho là không cần thiết. Hic, sorry các anh chị.

    Còn việc hiểu được logic nội tại của bài thơ, nếu không có sự hiểu biết về con người nhà thơ một cách sâu sắc thì chúng ta cũng sẽ chỉ cảm nhận theo cách của mình thôi.

    Tuy vậy, em cũng cho rằng, hiểu mỗi bài thơ phải qua lăng kính của cả chính người đọc – em ko nhớ rõ ai đã nói câu này trong số các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, đại để là: đọc thơ là thâm nhập thế giới thơ của tác giả thông qua thế giới của cá nhân người đọc, bằng những trải nghiệm-kinh nghiệm cá nhân. Vì thế, một bài thơ, mỗi người đọc kiểu khác nhau, hoặc với cùng một người đọc ở mỗi thời điểm của cuộc đời – bài thơ lại có thể được hiểu khác nhau rất nhiều. Vì thế em không tranh luận nữa :). Không phải em ngại bị “nguy to” nhé, mà em chỉ thấy không nên “đuổi cùng diệt tận” một điều mơ hồ – những điều làm nên một ý thơ 🙂

    Bản thân ngôn ngữ trong thơ – mỗi một từ của thơ đã rất khác ý nghĩa của từ đó trong văn xuôi rồi. Dẫu thế nào, thơ cũng không phải là Toán học, ^^

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

  14. À, em quên không comment cái ý anh V.Thành nhận xét là chú Phạm Xuân NGuyên không biết tiếng Nga hay dịch qua bản dịch ý. Thực ra chú ấy rất giỏi tiếng Nga, chỉ là khi đọc bài thơ trên thì chưa biết về xuất xứ bài thơ thôi.

    Nhân đây em chép tặng bác Tô Bá Văn và các anh chị hai đoạn thơ nữa của Olga viết cho con gái Irina, trong đó bà thể hiện sự giằng xé, mâu thuẫn của mình – vừa muốn không được quên điều gì hết, vừa cầu xin được “tìm quên”… Em chưa đánh được nguyên bản lên, em sẽ gửi lên sau ạ:

    KÝ ỨC

    1.
    Khóc chưa hết và thét to chưa hả
    mẹ không đập đầu mình vào đá mà chết đi:
    bé con ơi mẹ vẫn nghĩ, giống mọi khi
    con còn sống nguyên lành, về với mẹ.

    Không, không mù quáng cũng không hề duy lý
    nhiệt thành hơn và đáng sợ hơn đời –
    tin trọn vẹn bằng những gì ta nhận
    từ phút giây ban đầu sự sống sinh sôi…

    Giờ làm sao mẹ có thể ngắm vườn xuân lũ trẻ dạo chơi
    các bà mẹ cùng con vui hớn hở?
    Thế giới càng non tơ hé nở
    nỗi đau càng già cỗi tủi hờn.

    Giờ mẹ xoay sở sao đây với cuộc sống đau buồn
    của riêng mẹ, đầy mông lung trắc trở,
    với bàn tay con mảnh mai mát lạnh
    nằm gọn trong tay này như bông tuyết mong manh?

    Không níu giữ được bé con, nó đang tan ra, không ấm được lên!
    Bằng trái tim tôi, bằng hơi thở, bằng lệ trào nóng bỏng
    vẫn không sưởi được cho con, tôi không làm sao giữ cho nó sống
    nó không cựa quậy nữa rồi như trước, con ơi!

    Giờ mẹ phải giữ gìn hơi lạnh buốt cuối đời
    của bàn tay con, không được rơi nước mắt…
    Chỉ ước sao đừng quên điều gì hết
    và chỉ xin đừng mong ước được quên!

    2.
    Hồn ta ơi, hãy cầu được tìm quên:
    ngươi không chịu nổi đâu nỗi đau xé ruột.
    Hãy khẩn cầu ngọn gió xuân ấm ướt
    với hy vọng tràn trề và nhẫn nại vô biên,
    xin cây dương thân dấp dính, hoa đang trổ toòng teng,
    xin mặt đất dưới chân lầy lội,
    cầu xin cả đám cỏ bòng mọc rối
    đang đuổi dần đất thành phố về xa…
    Hãy van xin cả trái đất bao la-
    Hãy hạ mình thôi không còn kiêu hãnh –
    cái chết của người thân yêu bất hạnh
    xin cả địa cầu cho hồn được lãng quên
    Và dẫu sau này phải trả giá nhiều thêm,
    bị trả hận thế nào đi chăng nữa,
    hồn ta hỡi hãy cứ xin không phải nhớ
    cũng như ta đang van lạy ngươi đây!
    1937
    (Viết cho con gái Irina)

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

    • @ Thụy Anh: Cám ơn TA đã nhắc nhở rất nhẹ nhàng!
      Trong “còm” #1, tôi đã lỡ tay viết:
      ****
      “..Tôi chắc là Ngân Xuyên không biết tiếng Nga và dịch thơ theo một bản dịch nghĩa nào đó…”
      ****
      Nay tôi thành thật xin lỗi dịch giả Ngân Xuyên và tất cả các bạn vì đã có một khẳng định quá hồ đồ khi chưa biết rõ về người khác.
      Khi biết Ngân Xuyên là bút danh của bác Phạm Xuân Nguyên thì tôi lại càng áy náy. Rất mong bác Nguyên và các bạn nương tay!
      Kính.
      V.Thành

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

  15. Thôi thì chúng ta cứ coi như VT gặp tí nạn khi đi picnic, tương tự như bác Ngân Xuyên với tai nạn nghề nghiệp nho nhỏ “такой”/“таким”. Quan trọng nhất là mong các vị khách khả kính, như bạn TA, nếu có ghé thăm blog, hiểu rằng dù có thể có nhầm lẫn (c’est la vie!) hay it nhiều “ngoa ngôn” (giống “e” của bác PXN?) thì cái cốt lõi của blog này vẫn là vui vẻ, cầu thị và hướng thiện. Có phải vậy không?

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Ba 14, 2011 | Trả lời

  16. Hihi, tai nạn nghề nghiệp ko bao giờ tránh khỏi :).
    Có thời gian em sẽ xin phép lọ mọ đọc blog này ạ, và để làm quen gần hơn với các anh chị. Nói thế chứ từ hôm vào đây em chưa thực sự biết blog này là của ai, ngại quá…
    Cảm ơn chị chausatran, bác Tô Bá Văn và V.Thành.

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 15, 2011 | Trả lời

  17. Ôi hu hu, em vừa viết một hồi xong lại mất còm rồi.
    Em cảm ơn các anh chị đã cho phép vào đây, và em sẽ vào đọc kỹ hơn để làm quen thực sự với chủ nhân blog hihi.
    Mong sao tìm ra dấu vết của bài Biển nữa ạ.
    Chúc các anh chị một ngày vui vui!

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 15, 2011 | Trả lời

  18. Huhu em gửi còm mấy lần đều bị bay đi đâu ý. Thôi để khi khác em vào viết lại vậy ạ. Em cảm ơn các anh chị đã không đuổi còn cho vào nhà. Mong được biết các anh chị nhiều hơn ạ.

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 15, 2011 | Trả lời

  19. Ôi chán nhỉ, em đương tưởng tượng 53 hóa ra các bác mới có 35^^

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Ba 15, 2011 | Trả lời

  20. Chào A0 – 9 cùng các bạn!
    Thấy các bạn trao đổi sôi nổi xung quanh bài thơ “Ты приснись мне…”, tôi gõ cửa và xin góp mặt. Xin lưu ý khổ thơ sau:
    Я сама виновата сама,
    В том, что рано тебя [Я] отпустила,
    [В том]Что [Я] живу не лишилась ума…
    О проклятая, жадная сила!
    Những từ thêm trong ngoặc vuông nhằm làm rõ hơn kết cấu ngữ pháp của các câu thơ. Riêng [В том] ở đầu câu 3 nhằm biểu lộ rằng, câu 2 và câu 3 có vị trí tương đương để diễn giải hai lỗi lầm mà người me tự bộch bạch. Xin dịch nghĩa 3 câu đầu:
    Chính mẹ có lỗi, chính là mẹ,
    Bởi mẹ sớm buông lơi con,
    Cũng bởi mẹ sống không xa rời (từ bỏ…) tâm trí…
    Từ ум có nhiều nghĩa (trí tuệ, trí thông minh, tâm trí…), nhưng không thấy từ điển Viêt-Nga nào dịch nghĩa từ ум là lý tri. Theo ngữ cảnh, tôi chọn nghĩa tâm trí. Để Việt hoá câu thơ 3, tôi diễn đạt thành: Cũng bởi mẹ sống với tâm trí an bài…Chính đây là nguyên cớ để người mẹ tự chỉ trích mình, được thể hiện ở câu 4.
    О проклятая, жадная сила! Đây là câu thơ hàm nghĩa xúc tích. Nó tồn tại độc lập về ngữ pháp. Nếu không có từ cảm thán “O” thì phần còn lại chỉ là danh từ có 2 tính từ bổ nghĩa.Vì vậy, tôi hiểu cả câu này như sau:
    О! сила (chủ ngữ) жадная, проклятая (vị ngữ) hoặc
    О!жадная сила (chủ ngữ) проклятая (vị ngữ).
    жадная сила = động lực sống tham lam = khát vọng sống = tham (ham) sống.
    Theo ngữ cảnh tôi lựa chọn tham sống.
    Vậy xin góp một cách dịch:

    Hãy hiện về với mẹ con ơi…

    Con hãy hiện về với mẹ, dù là hiện trong mơ,
    Không phải như con trong tấm ảnh xám mờ,–
    Mà như tia sáng, như chim trời và mầm sống,
    Phơi phới thanh xuân và hạnh phúc vô ngần.

    Thế là con đã theo về chốn xa xôi,
    Nên khoảng cách xoá dần đi bóng dáng con rồi.
    Bao tro bụi nhằm trái tim chất chứa,
    Nhưng thiêu đốt nó không bùng lên ngọn lửa.

    Mẹ có lỗi chính là tự mẹ thôi,
    Bởi mệnh con mẹ đã sớm buông lơi,
    Cũng bởi mẹ sống với tâm trí an bài…
    Tham sống thế thật đáng ghét hỡi ơi!

    Con hãy hiện về với mẹ, chỉ cần hiện trong mơ ,
    Không phải như con trong tấm ảnh xám mờ,–
    Mà như tia sáng, như chim trời và mầm sống,
    Phơi phới thanh xuân và hạnh phúc vô ngần.
    13/5/2011
    Bùi Huy Bằng
    buihuybang@gmail.com

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 14, 2011 | Trả lời

    • Chào bác Bùi Huy Bằng!
      Cám ơn bác đã ghé thăm Blog và có comment rất chất lượng.
      Bọn tôi chủ yếu là dân KHTN, dù có đã học ở Nga từ thuở sinh viên, đối với lĩnh vực thơ-văn vẫn là những kẻ ngoại đạo.
      Qua comment của bác, tôi nghĩ rằng, bác là người đề cao sự chính xác, khoa học trong việc phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh của từng câu thơ. Vậy, tôi cũng mạn phép có vài ý nhỏ, gọi là “tát nước theo mưa”, lỡ có “trật” thì mong bác lượng thứ.

      1. Khổ thơ đầu tiên theo nguyên tác là:
      ******
      Ты приснись мне, хотя бы приснись,
      Не такой, как на карточке серой, –
      Точно лучик, и птица и жизнь,
      Точно юность и счастье без меры
      *******
      Trong bản dịch của bác:
      *****
      Con hãy hiện về với mẹ, dù là hiện trong mơ,
      Không phải như con trong tấm ảnh xám mờ,–
      Mà như tia sáng, như chim trời và mầm sống,
      Phơi phới thanh xuân và hạnh phúc vô ngần.
      *****
      – Câu đầu tiên, bác đã rất trung thực với nguyên tác, nhất là việc lặp lại mệnh lệnh thức “приснись” đúng 2 lần và tạo ra câu thơ với 11 âm! Khi đọc câu này, tôi thấy việc “ngắt âm” ở âm thứ 6 có vẻ chưa ổn và số âm tiết trong câu nếu giảm xuống 9 thì có vẻ “xuôi” hơn chăng?
      Ví dụ:
      Con hãy hiện về, dù chỉ trong giấc mơ,
      -Trong câu 2, tính từ “серой” được bác dịch thành “xám mờ” nghe cũng hợp lý. Tuy vậy, danh từ “жизнь” trong câu #3 và “юность” trong câu #4 lại được dịch thành “mầm sống” và “phơi phới thanh xuân” thì nghe hơi xa rời nguyên tác, bác có nghĩ vậy ko?
      – Ở câu 4, cụm từ “без меры” được dịch thành “vô ngần” là rất đúng ngữ nghĩa, nhưng lại làm vần điệu hơi “phô”. Tôi thử thay bằng cụm từ “vô bờ” nghe có “xuôi” hơn mà ko làm giảm ý nghĩa câu thơ. Xin bác chỉ giáo.
      2. Khổ thơ thứ 3 đã từng gây nhiều tranh cãi trong blog này. Xin chép lại nguyên tác:
      ****
      Я сама виновата сама,
      В том, что рано тебя отпустила,
      Что живу не лишилась ума…
      О проклятая, жадная сила!
      *****
      Cám ơn bác đã cất công thêm các hư từ [В том] và từ ẩn [Я] làm rõ nghĩa hơn câu văn tiếng Nga. Ngày xưa, cô giáo tiếng Nga của tôi cũng hay làm vậy.
      Theo tinh thần “tôn vinh sự chính xác”, tôi xin có phiên bản dịch nghĩa 3 câu đầu:
      Chính mẹ có lỗi, tự mẹ có lỗi,
      [Vì] mẹ [đã] sớm buông rời con,
      [Vì] mẹ [vẫn đang] sống mà [đã] ko mất trí,
      Cụm từ “лишилась ума” theo tôi hiểu là “bị mất trí”, có hơi khác với ý của bác là “xa rời (từ bỏ…) tâm trí…”.
      Có vài ý nhỏ, mong được chia sẻ với bác.
      Chúc bác và gia quyến vạn sự tốt lành.
      Nguyễn Văn Thành
      A0K9

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 15, 2011 | Trả lời

  21. Xin chia sẻ với mọi người một ý kiến nữa về bài thơ, dù cũng chưa phải là ý kiến cuối cùng.

    Tháng 3 vừa rồi, tôi có cơ hội đón Bà giáo Nga văn thời SV tới thăm VN – sau gần 20 năm kể từ lần cuối cùng gặp Bà nhân chuyến đi công tác tại Nga. Bà giáo đã 72 tuổi, dân thủ đô chính gốc và cả đời dạy tiếng Nga cho SV nước ngoài, đặc biệt yêu quý SV VN… Gia đình bà cũng thuộc loại trí thức “gộc”, trong đó có người anh Bà là viện sỹ về xã hội học. Bà luôn nói yêu quý tất cả SV VN, nhưng cá nhân tôi có tự hào nho nhỏ là được Bà cưng hơn một chút, có lẽ do có chút thành tích khi SV năm thứ hai là 1 trong 3 đại diện của trường tham gia thi Olympic tiếng Nga thành phố Moscow. Thêm “vật chứng” là chiếc đồng hồ kỷ vật “50 năm Cách mạng Tháng 10” của bố Bà, cựu chiến binh tham gia CMT10 và nội chiến, được Bà tặng lại sau khi bố Bà mất.

    Vì chuyến đi VN có một không hai của Bà giáo mà tôi dành nguyên tuần để tháp tùng Bà giáo thăm thú Sài Gòn và Mũi Né. Đầy ắp sự kiện và tình nghĩa thầy trò trong vòng một tuần đó. Song đương nhiên tôi không bỏ lỡ cơ hội để hỏi Bà về bài thơ của OB mà chúng ta bàn và luận rất sôi nổi trên blog này.

    Bất ngờ đầu tiên: khi mở blog để Bà giáo đọc bài thơ “Ты приснись мне…” thì Bà nói ngay “đây là thơ OB viết cho người chồng đầu tiên Kornilov. Ô, vậy là không chỉ có dịch giả Ngân Xuyên, mà cả người Nga, có thể coi là đại diện khá tiêu biểu cho trí thức Xô Viết, cũng nhầm giống nhau? Tôi bèn đưa ra những lập luận như trên blog này để chứng tỏ OB viết về con gái mình. Bà đồng ý và nói sẽ về đọc kỹ lại cuốn sách về OB mới ra mà bà có (chắc cũng chính là cuốn mà bạn Thụy Anh nhắc tới), và hứa cũng sẽ gửi tặng tôi một cuốn.

    Những gì tiếp theo cũng rất lý thú. Do lúc đó không có kính, Bà giáo đề nghị tôi đọc lại bà thơ trước khi tôi hỏi. Sau khi Bà nghe xong, để tránh đi vào phân tích vụn vặt, tôi đặt câu hỏi theo hình thức “trắc nghiệm” Yes or No như sau:

    “проклятая, жадная сила” mà OB viết trong bài thơ là nói về cái gì:
    1. Сила ума?
    2. Сила жизни?
    3. И то и другое?

    Bà giáo chọn ngay 2). Chà, vậy là “thua trắng” bạn Thụy Anh rồi! Chợt nhớ nhận xét ban đầu của Bà về bài thơ, tôi bèn thử nhắc lại cho Bà lập luận vì sao tôi nghĩ cũng có thể là phương án 1). Bà đề nghị đọc lại khổ thơ rồi nói, từ trước tới nay Bà vẫn hiểu theo 2), nhưng những điều tôi đưa ra cũng có lý. Và một lần nữa, Bà hứa sẽ về đọc kỹ lại trước khi có câu trả lời cuối cùng.

    Do Bà không dùng email, và hiện Bà vẫn vừa dạy học vừa phải giúp con gái nuôi 3 cháu ngoại 3 tuổi (sinh ba) nên cho tới giờ tôi vẫn chưa được thư của Bà. Nhưng có lẽ ý kiến của Bà thế nào cũng không quá quan trọng nữa. Sẽ lý thú hơn nếu chúng ta có điều kiện làm cuộc điều tra nho nhỏ xem bao nhiêu % độc giả Nga chọn 1-2-3! Còn với người đọc không phải là bản ngữ, có lẽ việc phân tích ngữ pháp, mổ xẻ câu từ quan trọng để đừng hiểu sai kiểu “chữ tác đánh chữ tộ” như vẫn gặp trong dịch thuật. Và tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Thụy Anh ở điểm này: với thơ không nhất thiết phải tuyệt đối chính xác, khoa học… chỉ cần đừng sai ngữ pháp, rồi hãy cảm nhận!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 16, 2011 | Trả lời

  22. Thân gửi bạn V. Thành!
    Xin lỗi đã khiếm nhã vì dùng từ “Thân”, nhưng rồi bạn sẽ thông cảm.
    Thật ngẫu nhiên, nhưng may mắn khi thăm blog này. Dù chưa rõ danh tính “Ông chủ” (hình như Ты сам такой – tôi dùng такой để minh chứng cho sự sai sót sẽ đề cập ở dưới), nhưng cảm thấy có “duyên nợ” vì nó “hàn lâm” và “sang trọng“.
    Xin thú thật ngay: tôi từng là dân “kỹ thuật – công nghệ”, đã nghỉ hưu lâu rồi, không biết làm thơ, không yêu thơ, nhất là thơ dịch. Nhưng đến một ngày (17/11/2010) nhân đọc: Я ВАС ЛЮБИЛ – TÔI YÊU EM, BÀI THƠ KHÔNG HÌNH ẢNH, Ngô Tự Lập (Viet-Studies 17-11-10) tôi mới thấy “Puskin” không thể thiếu trong quỹ thời gian ngắn ngủi còn lại của mình và thấy tiếc “một thời lầm lỗi”. Tôi đã viết bài: VỀ MỘT CÁCH HIỂU NGỮ NGHĨA BÀI THƠ TÌNH “Я ВАС ЛЮБИЛ” CỦA A.X. PUSKIN. Đã đăng trên vài trang mạng, trong đó có phanthanhvan.vnweblogs.com mà chủ của nó là nữ giáo viên dạy văn đang dạy chính bài này và nhận được phản hồi thú vị. Liên quan đến bài đó là phần cuối phản hồi thứ 5 của bạn (4/3/2011). Hy vọng cùng chia sẻ nếu bạn sẵn lòng. Có điều xin bạn đừng “rào dậu”. Hãy cùng nhau thể hiện đúng nghĩa cái ”TÔI”. Hình như ai đó đã nói: thơ là đỉnh của văn học, còn tôi hy vọng một ngày đẹp trời sẽ có người nói: toán học là đỉnh của thơ. Bằng chứng là A0 – 9 đang sử dụng “Logic mờ” để giải mã thơ.
    Tôi rất cám ơn bạn tobavan cung cấp một nhân chứng vô cùng quan trọng, nhưng sao muộn vậy? Lúc đầu tôi thiển nghĩ một bà giáo Nga lại lầm lẫn như vậy! Nhưng tôi giật mình khi xem lại từ điển tiếng Nga. Hoá ra tôi đã sai khi “tát nước theo mưa” vì nghĩ rằng такой được cấu tạo ở cách 5 (giống cái). Suy nghĩ kỹ thì thấy bà Olga muốn “như là” (такой – cách 1) chứ không phải “trở thành như là” (такой – cách 5). Như vậy theo tôi đích thị bà Olga viết về chồng mình, với tôi đây là sai sót vừa là nhận thức vừa là chủ quan. Vì vậy ở phản hồi trước (14/5) xin thay CON là ANH và MẸ là EM.
    Về ý kiến của bạn V. Thành tôi xin trao đổi ở phản hồi sau. Chào bạn

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 16, 2011 | Trả lời

  23. Em chào bác Bằng,
    Em xin phép đổi cách xưng hô như vậy cho hợp với không khí rất thân tình này.
    Bọn em chưa dám nhận hai chữ “hàn lâm” và “sang trọng“ của bác, thôi thì cứ coi đó là sự động viên để còn cố gắng!
    Quay lại bài thơ của OB. Thú thực, khi Văn thông báo ý kiến ban đầu của bà giáo Nga, em đã thấy hơi ngờ ngợ! Tiếp đến ý kiến của bác thì em giật mình! Em thấy cách bác lập luận với “такой” ở cách 1, là có lý! Trước khi bàn về ý đồ của OB, ta thử xem theo ngữ pháp tiếng Nga,với 2 câu:

    Ты приснись мне, хотя бы приснись,
    Не такой, как на карточке серой, –

    thì cấu trúc nào là được phép:
    1. такой – cách 1
    2. такой – cách 5
    Em cũng tra các Từ điển (Ogegov, Efremova,…) để tìm cấu trúc tương tự mà chưa thấy. Để khách quan hơn, em đang nhờ mấy bạn đang sống bên Nga tìm hộ.
    Em xin chép lại 2 câu tiếp theo:

    Точно лучик, и птица и жизнь,
    Точно юность и счастье без меры

    Theo cảm nhận của em, các danh từ “лучик”, “птица” và nhất là “юность” có lẽ sẽ phù hợp hơn khi so sánh với cô con gái mới mất khi ấy, Irina lúc mất khoảng 10-11 tuổi. Còn khi ấy, nhà thơ Boris Kornilov đã gần 40 rồi!
    Bài thơ này viết vào năm 1937-1938, còn Boris Kornilov bị chết trong tù khoảng cuối năm 1938. Theo như hồi ký của OB, phải mấy năm sau, bà mới được biết về cái chết của chồng. Hồi ấy những tội phạm chính trị của chính quyền Xô-viết vẫn bị đối xử như vậy, và Boris Kornilov cũng không phải là ngoại lệ!

    Vậy thì sẽ hợp với lô-gíc hơn nếu bài thơ này OB viết không phải dành cho chồng mình!

    Em không bảo thủ đâu, nếu sai thì nhận ngay. Nhưng lần trước, đã “lỡ lời”, chê bác Ngân Xuyên (nhà nghiên cứu Văn học Phạm Xuân Nguyên) nên lần này phải cẩn thận hơn.

    Em đang chờ cập nhật thông tin từ bên Nga và sẽ có phúc đáp sớm với bác.
    Kính bác

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  24. Em chào các anh ạ. Em vội quá nên em xin phép viết ngắn gọn, có thể viết không hết ý và nghe nó hơi không lễ phép hu hu, mong các bác thông cảm cho em.
    Em không tin rằng người Nga luôn luôn đúng khi đọc một văn bản cũng như người Việt cũng có quyền được nhầm khi hiểu văn bản tiếng Việt ý mà. Chỉ riêng việc bà giáo Nga nói ngay lập tức rằng đây là bài thơ viết cho Kornilov thì bà thật chủ quan, và dù em không khẳng định điều gì thì em cũng tin Olga Berggoltz và tin vào cuốn sách có phần ghi chú của bà, rằng “Viết cho Irina”. Đợi em sẽ tìm lại trang đó và scan lên các anh nhé.
    Còn cái такой – thì thiển ý của em vẫn là cách 5 ạ, vì tất cả các danh từ sau đó mà các anh dẫn chứng ra để ở cách 1 là phải đi với từ как. Đương nhiên có từ как rồi thì để cách 1. Còn câu trên thì cấu trúc đó không thể để cách 1 được – chúng ta hãy đặt câu không có từ phủ định не vào bên cạnh đó là thấy ngay mà – Ты принись мне такой, как… và Ты приснись мне не такой, как…

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  25. Em xin nói thêm là vì tin các bạn Nga nên hồi đầu em dịch mấy bài thơ nữa của Olga viết cho con, được các bạn Nga trên trang mạng ghi chú là viết cho Kornilov. Sau này khi tìm được thông tin rõ ràng hơn, em đã phải đính chính. Đó là trường hợp bài:

    Нет, не наступит примирения

    Нет, не наступит примирения
    с твоею гибелью, поверь.
    Рубеж безумья и прозренья
    так часто чувствую теперь.

    Мне всё знакомей, всё привычней
    у края жизни быть одной,
    где, точно столбик пограничный,
    дощечка с траурной звездой.

    Шуршанье листьев прошлогодних…
    Смотрю и знаю: подхожу
    к невидимому рубежу.
    Страшнее сердцу — и свободней.

    Еще мгновенье — и понятной
    не только станет смерть твоя,
    но вся бесцельность, невозвратность,
    неудержимость бытия.

    …И вдруг разгневанная сила
    отбрасывает с рубежа,
    и только на могиле милой
    цветы засохшие дрожат…
    1937-1938

    Rất đặc biệt là trong bài này, ko có một “triệu chứng” nào về mặt ngữ pháp để chúng ta phân biệt cả, và chỉ có bút tích của Olga trong nhật ký, đồng thời với việc lý giải như anh Thành đã nói ở trên, Olga không biết Kornilov đã qua đời vào năm 1938 – ta mới càng khẳng định được điều này. (Năm 1940 bà mới viết bài thơ Gửi Kornilov, trong đó bà băn khoăn không hiểu ông đang ở đâu, người đã xa mất dấu…?)

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  26. @Bác Bùi Huy Bằng: bản dịch của bác rất hay, em xin phép được đưa vào Thi Viện, mong bác cho phép ạ?

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  27. Thân gửi bạn V. Thành!
    Điều quan tâm của nhiều người là hai câu thơ của khổ thơ 3. Cụm từ не лишилась ума = không mất trí, không gây mắc mớ bởi đã có trong từ điển, chỉ có điều chọn “trí” nào trong nhiều nghĩa của ум để khỏi liên tưởng đến trang thái “lẩn thẩn”. Nhưng xin bạn hãy ghép câu 3 và câu 4 của khổ thơ này để điễn đạt hàm ý của chúng thì mới có cơ sở đàm luận. Phần tôi thì đã đề cập ở phản hồi 14/5/2011mà không thấy ban để ý tới. Ở đây tôi muốn bổ sung thêm cách dịch khác (theo phương án đối tượng trong thơ là chồng của Olga):
    Cũng bởi em vẫn còn tâm trí sống…
    Ôi ham sống thế thật đáng ghét quá trời!
    Các từ tôi dịch mà bạn cho rằng hơi xa nguyên tác, xin lý giải như sau
    – жизнь: sự sống. Lấy “sự sống” (trạng thái) để so sánh cùng với “tia sáng”, “chim trời” (sự vật – vật chât) là không logic. Trong từ điển của Ожегов С. И. có giải thích ở điểm 2. физиологическое сушествование человека и животного, vậy dịch là “mầm sống” chắc là được và có lẽ dịch “nhựa sống” còn thích hợp hơn.
    – юность: tuổi trẻ (thanh xuân), sự trẻ trung. Tương tự lập luận trên tôi thay danh từ thành tính từ юный nên mới dịch như vậy với ngụ ý “mong được”, trường hợp счастье cũng ngầm hiểu như thế (счастье thành счастливый)
    Trong phản hồi 14/5/2011 tôi chỉ muốn cùng mọi người tập trung vào ngữ nghĩa , ngữ cảnh và ngữ pháp nên mới “xin góp một cách dịch”. Nếu nói đến diễn đat thơ thì còn phải gọt dũa nhiều, không chỉ có câu đầu. Nhân tiện cũng tiếp thu để diễn đạt thế này:
    Anh hãy hiện về, dù là hiện trong mơ (câu 1 khổ thơ1)
    Anh hãy hiện về, chỉ cần hiện trong mơ (câu 1 khổ thơ 4)
    Nếu bỏ “hiện” ở vế sau câu thơ sẽ không còn cân bằng.
    Từ без меры: vô bờ, vô cùng, vô ngần
    Tôi không rành quy tắc gieo vần. Nhưng bằng cảm nhận âm thanh thường thì chữ cuối câu 1 gieo với câu 3; 2 với 4. Trong khổ thơ này thì 1 đã gieo với 2 thì 3 phải gieo với 4, Trong ba cặp trên chỉ có “cùng” là khả dĩ, nhưng lại không khớp với “xuân” nên đành chọn “ngần”. Nếu sau này không có cách nào khác, tôi sẽ chọn câu sau đây:
    Mãi mãi trẻ trung và hạnh phúc vô cùng.
    Xin chào bạn, hẹn gặp lại.

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  28. Thân gửi bạn Thuỵ Anh
    Cám ơn bạn đã có nhã ý tốt, nhưng xin bạn chưa vội đưa vào Thi viện vì bài dịch chưa hoàn chỉnh, hơn nữa “vụ án Olga” chưa kết thúc.
    Chào bạn.

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  29. @Kính gửi bác Bùi Huy Bằng: Vâng ạ, em sẽ không đăng trên Thi viện một cách tự tiện đâu ạ, bác cứ yên tâm.

    Mỗi người có cách cảm thơ khác nhau mà Bác, không ai áp đặt cho ai được. Em thấy những phân tích của bác cũng thú vị, cho dù có những điểm em không đồng cảm, nhưng em cũng tiếp thu và suy nghĩ. Còn việc chọn từ ngữ và bằng trắc em thấy cũng không cần bàn luận quá sâu đâu anh Thành ạ, vì nếu không thì sẽ thành bản dịch của anh Thành hay của chung một số người mà không mang yếu tố chủ quan của người dịch nữa. Bản của bác Bằng phải là bác Bằng chứ không phải là V.Thành hay Ngân Xuyên 🙂

    Tuy nhiên về mặt ngữ pháp thì có thể tranh luận được và nên tập trung vào cái này chứ không nên vào năng lực cảm thơ nữa ạ. Chẳng hạn như, bác giải thích hộ em cấu trúc nào cho câu:
    Ты приснись мне (не) такой mà từ такой lại là cách 1 được ạ, vì ta vẫn biết cách 1 thường là chủ ngữ hoặc chủ thể hành động. Nếu các bác để ý thì thấy có nhiều kiểu dùng như thế này: Я ходил мальчишкой… Он красив, умен, воспитан и добр, каким я его всегда знал …- cách 5 ở đây dùng để trả lời câu hỏi như thế nào, trong trạng thái nào chứ không phải với nghĩa trở thành như các bác nói trên kia.

    Ngoài ra theo em cụm từ лишиться ума cũng gần như cụm từ сойти/сходить с ума – theo bác thì сойти с ума sẽ là gì nếu như ko phải là điên, mất trí hoặc lẩn thẩn? Một người mẹ bị mất đứa con mà hóa điên và mất trí mới là hợp lý (em có thể hiểu được điều đó) vì thế Olga mới dằn vặt và tự nguyền rủa mình là đã không điên và không mất trí!

    Xin bác nhờ bà giáo tìm cuốn Ольга Берггольц – собрание сочинений в трех томах – том первый – Ленинград “Художественная литература”, Ленинградское отделение 1988б tìm trang 652 sẽ có chú thích cho bài thơ này như sau: Lần đầu tiên in trên Báo Văn (Литературная Газета)năm 1980 số ra ngày 21-5 với đầu đề “Viết về con gái” (О дочке)- được chính tác giả tập hợp lại để in – lưu trong Bản morat năm 1940. Xin mời xem Tuyển tập O.B. 1983 (Tái bản lần thứ 2). Bài thơ viết tặng con gái Irina.

    @Chị Châu Sa: Không thấy chị vào blog, em cứ nhắn mấy chữ ở đây. Em hy vọng được gặp chị, chị nhắn cho em mail của chị với nhé.

    Em TA

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  30. Em xin lỗi em đánh vội nên sai số năm:

    Ольга Берггольц – собрание сочинений в трех томах – том первый – Ленинград “Художественная литература”, Ленинградское отделение 1988
    tìm trang 652 sẽ có chú thích cụ thể cho bài thơ.

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  31. Ơ mà em quên không nói, tình cờ hôm nay kỷ niệm tròn 101 năm ngày sinh Olga Berggoltz!

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 17, 2011 | Trả lời

  32. Anh Bằng mến,
    Anh đã hưu tức là lớn hơn bọn em, nhưng chúng ta cứ coi là bạn cùng lứa cho dễ nói chuyện nhé.
    Em là “ngọai đạo” cả về thơ lẫn T Nga nên chỉ biết dựa cột mà nghe thôi.
    Người ta bảo, khi đã hơi “nhơn nhớn” rồi mà thay đổi sang làm thơ, học nhảy, học vẽ, học đàn,… tức là đang bước vào Golden Age đấy.
    Em chia sẻ với nhiều bạn bè ý nghĩ này: để làm tốt, làm hay những môn nghệ thuật (gồm thi, ca, nhạc, họa) thì rất quan trọng phải có năng khiếu thiên bẩm, một tài sản quí hiếm trời cho. Vậy nên rất đáng trân trọng những người này vì những người khác dù nỗ lực mấy cũng không thể đạt được những cái chỉ dành cho người có thiên bẩm. Trong khi viết lách hay làm khoa học hay làm nghề khác chỉ cần say mê, cần cù học hỏi thì sẽ có achievement.
    Một lần, em nói điều này với một cặp vợ chồng Mỹ, anh là CEO thành đạt của một cty tư vấn, chị là ca sỹ thường của Broadway. Ông CEO cười ha hả và bảo rằng, ”đây là phát hiện mới với tôi, nhưng tôi buộc phải công nhận đúng”.
    Vậy bác và các nhà thơ dân tóan ở đây cũng đáng được tự hào lắm! Và cũng tiếc lắm đã biết quá muộn thiên bẩm của mình!
    @ThAnh: chị đã SMS cho em rồi đó.

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Năm 18, 2011 | Trả lời

  33. @bác Bằng, bạn TA, VT et al: xin phép được tiếp đôi ý mà mọi người đang trao đổi.

    – Về ngữ pháp: với những chỉ dẫn mà bạn TA đưa ra thì bài thơ chắc chắn là được OB viết cho con gái, tức là такой dùng ở cách 5. Câu hỏi ở đây, cũng là để tìm lời giải cho chất vấn của bạn TA là, tại sao ngay cả người Nga (có học vấn), khi chưa biết nguồn gốc bài thơ, lại hiểu là OB viết cho chồng, tức là “tiếp nhận” такой ở cách 1. Cũng nên lưu ý, người bản ngữ tiếp nhận nội dung một cách hoàn toàn tự nhiên chứ không qua phân tích cấu trúc ngữ pháp.

    Tiếng Nga nổi tiếng khó vì cấu trúc ngữ pháp và dạng thức của từ rất chặt chẽ. Tôi nhớ mọi người hay đùa, cứ xáo trộn từ trong câu tiếng Nga thoải mái, cũng vẫn chỉ có một cách hiểu. Trường hợp chúng ta đang bàn, có thể là khá hy hữu chăng? Hay “ý tại ngôn ngoại” là chung cho thơ ca mọi thứ tiếng?
    Diễn giải theo cách của bạn TA: “Ты приснись мне (не) такой…” thì chắc chắn такой là C5. Nhưng nếu ta tách câu 2 độc lập với câu 1 (về ngữ pháp) thì có thể sẽ khác đi. Ví dụ: “Ты приснись мне! (И почему-то ты) не такой…” Và ở đây такой sẽ là C1.

    – Bản dịch: bác Bằng có nói bản dịch chưa hoàn chỉnh nên em mạn phép có thiển ý thế này. Có lẽ dùng “phơi phới thanh xuân” (bản dịch của bác) hay “tuổi thanh xuân” (bản dịch của bạn TA) để chỉ “юность“ thì hơi bị “lệch pha” một tí. Theo tôi từ tiếng Nga sát nhất với giai đoạn “thanh xuân” là “молодость”. Còn “юность” thì “trẻ” hơn “молодость”, rất chính xác với lứa tuổi 10-11 của con gái nhà thơ. Còn từ tiếng V nào sát và “đắt” ở đây, rất mong mọi người cùng brain storming 😀 😀

    – SN Olga Bergoltz: tiếc quá, không biết sớm hơn. Nếu không chắc chắn đã đề nghị TBT V.Thành “đặt hàng” bạn Thụy Anh lưu bút cho blog này vài dòng tưởng nhở, tôn vinh OB

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 18, 2011 | Trả lời

  34. Xin chào C.S.Tr, T.A., T.B.V va tất cả các bạn!
    Xin phép V. Thành một góc chiếu để tào lao “lỗi liềm” với các bạn khác, nếu quá đà xin hãy “ghìm cương”.
    Được gọi “anh” khác nào золотое слово đối với cận dưới U80. Nếu không ngộ nhận hình như đươc “biểu dương” thì sao lại không “lâng lâng”, xin cám ơn chausatran.
    T.A. ơi! “3 thợ da bằng 1 G.C. Lượng”, quan trọng biết lắng nghe và giữ “bản sắc” nhất là chập chững, không chuyên và ngoại đạo như tôi. Đã biết danh T.A., nhưng chưa dám bày tỏ để nhờ trợ giúp. Tôi không giỏi tiếng Nga, khi dịch thì dựa vào từ điển.
    – Giá như T.A. chưng câu này sớm “Ты приснись мне (не) такой…” thì đỡ tốn giấy mực, tôi đỡ “ngượng” vì phạm sai sót “kép”, kết hợp với di bút của người quá cố cùng chứng lý của V.Thành về “юность” thì sao không ”tâm phục khẩu phục”.
    – Theo từ điển của Ожегов:
    лишиться: đánh mất, tổn thất
    Ум: trí tuệ, trí khôn, trí não, trí lực, trí thông minh, tâm trí
    лишиться ума ; mẩt trí (?) – tuỳ lựa chọn
    сойти/сходить с ума (thành ngữ): терять рассудок – mất (lý) trí, mất trạng thái tâm lý, điên.
    Như vậy лишиться ума khác сойти/сходить с ума về bản chất.
    Được khuyến khích góp ý về ngữ pháp tôi xin diễn đat câu “không mất trí vì nỗi đau mà vẫn sống…” thành “Bởi mẹ vẫn sống mà không mất trí…“ đúng như câu tiếng Nga, nhưng dù là câu nào cũng chưa phản ánh chính xác lý do tự trách, còn câu “Ôi cái sức sống tham lam đáng nguyền rủa quá trên đời!” chưa gắn kết mật thiêt với câu trên, “cái sức sống tham lam” vẫn là dạng thức tiếng Nga.
    Bạn T.A. đã giao cho tôi một việc mà không bao giờ làm được vì bần đạo đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu, nhiều năm chưa ra khỏi đất Việt, lại là người ngoại đạo, lấy gì mà bấu víu. Ngay như với người có chút “hàm, vị”, tạm gọi quen biêt cũng làm ngơ khi nhờ thẩm định mấy câu thơ (dịch) còm
    Ôi Tobavan – dân toán kỹ tính quá! “nhi đồng”ư? hơi non, “пионер”? hơi già, “mãi mãi trẻ trung”? vô thưởng vô phạt nhưng không “mượt”, thôi thì cứ hứa đại như chính khách hứa với dân, đừng hy vọng vì khó mà vượt chướng ngại “gieo vần”.
    Xin lỗi V.Thành! quá dài dòng không thấy rung chuông.

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  35. Em chào bác Bằng,
    Như em đã hứa, em đã nhờ các bạn bên Nga tìm một ví dụ có cấu trúc “Ты приснись мне (не) такой”.
    Tiếc quá, khi các bạn bên Nga chưa kịp gửi về thì Thụy Anh đã làm “lộ đề” mất rồi!
    Dù sao em cũng xin đăng lại, vì đây là một ví dụ theo kiểu “người Nga nói như thế”!
    Bài thơ này đăng ở đây:
    http://www.stihi.ru/avtor/galenit

    Ты мне снишься нежной и красивой
    Галенит

    Ты мне снишься нежной и красивой,
    В хороводе солнечных берез,
    Дерзкой,юной,бесконечно милой
    С запахом жасминовых волос.

    Эти сны мне как бальзам на раны
    Как тюльпаны посреди зимы.
    Мне не надо никакого рая,
    Лишь бы раз в неделю снилась ты.

    Rất cám ơn ông bạn bên Nga đã cất công tìm bằng được “bằng chứng sống” này!
    Em còn “nợ” bác mấy câu ở cái “còm” trên, em xin phép được “trả góp” vào các dịp sau! 😀 😀 😀
    Kính bác

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  36. Híc! Xem qua bài thơ nho nhỏ xinh xinh, tiện tay “phỏng dịch” luôn cho bà con tha hồ “ném đá”!

    Tôi mơ thấy em
    Galenit

    Tôi mơ thấy, em dịu dàng xinh đẹp,
    Rặng bạch dương dào dạt, nắng tràn.
    Em nhí nhảnh, trẻ trung, ngọt ngào quá!
    Hương hoa nhài, theo tóc gió lan man…
    😀 😀 😀

    Những giấc mơ như thuốc thần chữa bệnh
    Giữa giá đông, tulip cũng đâm chồi!
    Cần tìm đâu thiên đường mờ, xa lạ…
    Nếu hàng đêm, được mơ thấy em tôi?
    😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

    • hehe, V.Thành “tác chiến” thần tốc thật. Bravo!!

      Theo tớ, trong câu 2 VT bỏ đi từ rất “đắt” của nguyên tác là “В хороводе”. Xоровод trong tiếng Nga gồm cả múa và hát (vũ + nhạc), thường là theo vòng tròn. Cái hay ở đây là múa hát cùng bạch dương. Vì vậy mới “tôn” cho “nhí nhảnh” (Дерзкой) ở câu 3. Tớ mạn phép sửa câu 2 (mà cũng chỉ thể hiện nổi “hát” chứ vẫn chưa đủ “múa hát”), đổi thứ tự hai tính từ trong câu 1 để “dịu dàng” gieo vần với “nắng tràn”, và có phương án hơi khác cho khổ 2 của bài thơ 😀 😀

      Tôi mơ thấy em
      Galenit

      Tôi mơ thấy, em xinh đẹp dịu dàng,
      Hát với bạch dương dào dạt nắng tràn.
      Em nhí nhảnh, trẻ trung, ngọt ngào quá!
      Hương hoa nhài, theo tóc gió lan man…

      Ôi giấc mơ lành, dịu vết thương xưa
      Như hoa thắm giữa mùa đông ấy.
      Tôi chẳng cần thiên đường nào nữa
      Cứ mỗi tuần, lại được mơ em.

      Mời các bạn ném đá tiếp 😀 😀

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

      • @ Văn:
        Quân ta “mần thơ” theo kiểu tốc độ Rock&Roll thế này thì “tự ném đá” vào mình cho bà con đỡ vất vả! 😀 😀 😀
        May quá, tớ đã kịp “chốt” từ trước là “phỏng dịch” để bà con còn nương tay!
        1. Tớ đâu có bỏ qua hoàn toàn cụm từ “В хороводе”! Tớ dấu nó trong cụm từ “dào dạt” đấy! Trước đó, tớ lăn tăn hay là chọn “xào xạc” cho nó tượng thanh hơn? Còn từ “nắng tràn” là chôm của bác Tố Hữu từ bài “Em ơi Ba lan mùa tuyết tan…”
        2. “Дерзкая” mà dám “dịch” thành “Nhí nhảnh” thì quả là liều lĩnh (Дерзки !!!). Vậy mà Văn còn “tôn” lên hộ! Thất kinh! 😀 😀 😀
        3. “Tóc gió” là “mượn” của bác Trần Tiến với “Tóc gió thôi bay”. Nên thay “lan man” thành “mơn man” nghe hợp hơn ?
        4. Văn dịch quá sát nghĩa, nghe thành “Tây” quá:
        “Cứ mỗi tuần, lại được mơ em”
        Người Việt ta chưa có thói quen làm việc, lĩnh lương theo tuần như Tây!
        Phương án “phóng tác” của tớ có “điệu đà” hơn ko?
        “Cứ hàng dêm, được mơ thấy em tôi”

        😀 😀 😀
        Em đã “tự khai” hết rồi, các bác cứ ném tiếp đi ạ!

        PS. Người có công tìm ra bài thơ của Galenit là TS. Nguyễn Trọng Chung, cựu sinh viên MGU, một người quen cũ của rất nhiều anh em ta. Ông bạn này vẫn vô Blog xem “chùa”, hôm nay mới ra mắt một cách gián tiếp! Chung ơi! Шай…бу..у.у !!!

        Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 19, 2011

  37. Bài thơ dễ thương, (những) người dịch dễ thương quá :).
    Cảm ơn các anh chị đã cho em vào buôn chuyện ở topic này.
    @Chị Châu Sa ơi, em nhận được mail rồi ạ. Em hy vọng có ngày được gặp chị.
    Hôm nay vào đây không chúc mừng SN Olga nữa mà chúc mừng SN Bác Hồ 🙂
    Nhân dịp sinh nhật Bác Hồ, chúc blog của các anh chị ngày càng rôm rả. Chúc tất cả chúng ta ai cũng được khỏe và vui, “ấm no và hạnh phúc”. ^^

    Bình luận bởi Thụy Anh | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  38. @ T.A: Trách tác giả “Olga và Tôi” báo SN OB muộn quá làm cho Blog không kịp chuẩn bị gì, thật là thất lễ với nữ thi sĩ người Nga!
    Lại thêm cái thông báo về SN cụ Hồ thì đúng là…!!! 😀 😀 😀
    Hay là thế này, nhờ Thụy Anh “dịch ngược” bài hát “Hôm qua em mơ gặp BH” sang tiếng Nga!
    Yêu cầu bắt buộc: phải có cấu trúc:
    “Кто-то приснился кому-то таким, как…” !!!
    😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  39. @V.Thành: trời ơi, bài thơ là Tây yêu Tây, sao có thể tẩy hết chất Tây để giống người Việt hả Thành. Tớ cố tình để cái “e” tây tây đấy, và tự thấy cái được là chuyển ngữ cũng có chất thơ mà lại khá sát nguyên tác. Ví dụ danh từ trong thơ T.Việt thường đi với tính từ (đông lạnh, đông giá buốt, đông heo hắt etc.) nhưng tớ nhất quyết cũng chỉ dùng danh từ.

    Ở câu cuối cùng, Tây chỉ dám mơ tuần 1 lần mà Th. tốc hành “hàng đêm” thì “hãi” quá!!! 😀 😀 :D. Và tớ thấy dùng “em tôi” nghe hơi “sáo”.

    Về “nhí nhảnh”, đúng là vẫn chưa mạnh bằng Дерзкая. Nhưng hãy hình dung vũ điệu хоровод của thiếu nữ trong tiếng đàn balalaica… Tớ nghĩ vẫn rất hợp!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  40. N.V.Ty
    Thần tốc quá,thần tốc quá
    Làm sao đây để kịp ném đá
    Thân già này thật mêt quá đa
    Vậy xin gửi cho blog ta

    Tôi thấy em hiện trong mơ dịu dàng và xinh đẹp
    Galenit

    Tôi thấy em hiện trong mơ xinh đẹp và dịu dàng,
    Giữa những hàng bạch dương ngọt nắng múa xốn xang,
    Bạo dạn, trẻ trung, thân thương vô hạn
    Nức hương nhài quấn quýt tóc mơn man.

    Những giấc mơ với tôi như liều thuốc dưỡng thương
    Như những bông tuy líp giữa mùa đông băng giá.
    Tôi chẳng cần bất cứ thiên đường nào cao cả,
    Miễn mỗi tuần lại thấy trong mơ em hiện ra.
    Bùi Huy Bằng

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 19, 2011 | Trả lời

  41. @ Bác Bằng: Đúng là “dịch thơ” là công việc của các “đại cao thủ” chuyên ngồi “chiếu trên” rồi!
    Cái từ “bạo dạn” của bác hay quá! Em chịu bác đấy!
    Còn với cụm từ “ngọt nắng múa xốn xang” thì thôi rồi, em phải bắt trước Châu Sa, xin gọi bác là “anh” !!!
    Em từ nay, chỉ dám “дерзки” xin một góc nhỏ ở cái “chiếu dưới” lạm gọi là “phỏng dịch” thôi ạ! 😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 20, 2011 | Trả lời

  42. V.Ty
    Bạn hơi qquá lời với tôi rồi đấy.
    Lâu rồi, hôm nay mới mở hộp thư vì có ít ban “tâm đầu ý hợp” mới thấy thư của V.T.(16/5/2011) Đọc xong, đuợc phong “cây bút dịch chuyên nghiệp” thấy “choáng” rổi “ngượng”, xin đọc lại tự bạch ở phản hồi số 22. Vậy có “con cóc” rằng:
    Thành thật và thành thật,
    Đâu có dám màu mè,
    Được gì mà phải khoe,,
    Tát nước theo mưa nghe.
    Thực là cho đến lúc này, ngoài mục “biển” mới ghé 3 mục trước đó, nhưng thấy V.T khuyến nghị đọc “tuyên cáo” của blog, tôi “nhắp, nhắp, nhắp…” có tới chục lần mà vẫn chưa hiện mục đầu, đúng là “vi tính” còn rất kém, nhưng có vẻ quản trị blog “có vấn đề”! đành cầu cứu V.T. thôi. Cũnh may mới lướt sơ sơ mà thấy “khủng”, nên những lời “kết tội” mấy hhôm trước rằng “hàn lâm” và “sang trọng ” mới chỉ cảm tính và là “mÒ”.
    Hãy chỉ dẫn chứ chẳng hơi sức đâu mà tuần tự nhắp chuột vì còn muốn lướt nhiều. Chào

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 20, 2011 | Trả lời

    • @ Anh Bằng,
      Trong E-mail, em có tôn vinh anh với em T.A cũng ko có gì là quá lời đâu ạ! Chí ít, so với hội “tay mơ” bọn em, hai đại cao thủ là “dân chuyên nghiệp” hơn nhiều rồi! Anh cứ nhận đi cho bọn em vui nhé! 😀
      Em có sơ xuất khi hướng dẫn anh cách dùng Blog này, em xin viết lại cho rõ hơn nhé.
      1. Thứ nhất, cái bài “Phi lộ” ấy chỉ là trang bìa của Blog, khi anh xem bất cứ bài viết nào, anh cũng thấy nó ở trên đầu trang. Anh ko cần phải mở nó ra đâu, mà có mở cũng ko dc, vì tất cả nội dung đã hiện hết rồi. Anh để ý ở gần cuối bài “Phi lộ” này, có mấy dòng sau đây:

      Danh sách cựu học sinh A0K9 (Updated 20/5/2011) !!!
      Hướng dẫn sử dụng Blog-A0K9
      Tìm kiếm bài viết trong blog A0K9

      Đây chính là các đường dẫn (links) đến một số thông tin rất quan trọng đối với bạn đọc Blog. Anh chỉ việc “click” vào là đọc được ngay!
      2. Ngoài ra, trên dòng đầu tiên của trang web này, anh sẽ thấy cái gọi là “Menu bar”. Ở đó có một số “Chuyên mục” như: “Tản văn”, “Khái niệm” hay “On-line”. Anh click chuột vào đấy cũng có thể chuyển sang các chủ đề cần quan tâm. Ví dụ, bài “Hướng dẫn sử dụng Blog” nằm trong Chủ đề “Khái niệm”.
      Chúc anh luôn mạnh khỏe.
      Em Thành

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 20, 2011 | Trả lời

  43. Anh Bằng & Anh (ThA) ơi,
    Các “anh” cứ bàn chuyện tiếng Nga với thơ thiếc thì em chỉ có “mắt chữ O, miệng chữ I” thôi. Vậy nếu các “anh” rành về thơ thời tiền chiến thì giúp em giải “nghi án hoa tigon” nhé. Em đang muốn “xua” các bạn về hưu để còn cùng nhau làm được nhiều việc mình thích (VD đàm đạo ở đây).
    Anh B nói “già” làm em nhớ tới người bạn của anh em, cũng học Nga về, giờ cũng ngót 80 nhưng vẫn phong độ lắm. Vợ chồng già mà vẫn tình tứ, vẫn chí chóe “cậu tớ, mày tao” rất vui. Anh kể chuyện tình của mình bằng những bài thơ tự sáng tác rất thú vị. Thật đáng để đàn em học hỏi!

    Bình luận bởi chausatran | Tháng Năm 20, 2011 | Trả lời

  44. V.Ty
    Thật “chết tiệt”, Tôi luôn để cỡ chữ 150-200% vì mắt kém nên choán hết chỗ chi dẫn,
    đọc phản hồi của T vẫn không hết tức, đến khi con nhắc nhở thu nhỏ màn chữ, hoá ra…ЮМОР, Đây là bi kịch tuổi già của mình, C.S.Tran ơi!
    Thật là:
    Cái mắt ba tờ loé,
    Nhìn gà lại hoá qué,
    Bước thấp, bước cao thế,
    Có lúc sẽ ngã què!
    TOE
    Còn giải “nghi án hoa tigôn” ư? Thà:
    Hỏi “đầu gối” còn hơn,
    Cái gã này nhơn nhơn,
    Tưởng mình hay ho lắm,
    Động điều gì cũng “chờn”.
    BUỒN

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 20, 2011 | Trả lời

  45. Thân gửi V.Thành và T.B.Văn
    Xin thay câu: Phơi phới thanh xuân và hạnh phúc vô ngần.
    Bằng câu: Vẫn tuổi non tơ và hạnh phúc vô bờ.
    may ra có thể đáp ứng “kỹ tính” của T.B.V. và kỳ vọng của V.T.
    Tôi đồng ý cách lý giải của V.T.: “Theo tôi, OB ám chỉ một “sức mạnh huyền bí, vô hình” nào đó đã níu kéo bà ở lại với cuộc sống thực tại mà không cho bà đi theo con gái…”
    (Phản hồi bởi V. Thành | Tháng Ba 12, 2011″. Vì vậy tôi xin sửa là:
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí…
    Ôi thật đáng ghét làm sao bản năng sống lạ kỳ.
    OK?

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 24, 2011 | Trả lời

    • Bác Bằng kính! Em có “soi” một chút để mọi người cùng thảo luận xem từ V nào hợp hơn, “đắt” khi chuyển ngữ, chứ hoàn toàn không có ý “chẻ sợi tóc làm tư”. Vì nếu làm thế ta sẽ lại sa vào tiểu tiết, xa dần cái “hồn”, hay cái “tình” của bài thơ. Có gì quá lời, bác bỏ quá nhé.

      Ví dụ, vì bài thơ của OB là nỗi đau khôn cùng, khôn nguôi của người mẹ mất con, em lại thấy từ “đáng ghét” không hay bằng “đáng nguyền rủa”. “Đáng ghét” trong tiếng V thường mới diễn tả cặp cảm xúc “thích” – “không thích, không ưa”. “Đáng nguyền rủa” mới sát với nỗi đau đớn, mất mát của OB.

      Tương tự như vậy, với nỗi tiếc thương của OB thì em thấy “non tơ” dù “hợp tuổi” nhưng lại “lành” quá. Em mạn phép đề xuất câu này như sau, theo em rất đơn giản mà sát với nguyên tác:

      “Như tuổi thơ như hạnh phúc vô bờ”

      (Em rất thích “Vô ngần” như bản dịch ban đầu của bác, còn chọn “vô bờ” hay “vô ngần” là để thuận vần với các câu trên thôi)

      Chúc Bác một ngày vui!

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 24, 2011 | Trả lời

  46. Về bài thơ của Galenit

    @Bác BHB và VT:

    Mấy ngày lu bu nên giờ mới quay lại 8 với bác HB và VT về bài thơ này. Đúng như VT nhận xét, bác HB dùng “ngọt nắng múa xốn xang” và chọn được “bạo dạn” cho дерзкой tuyệt hay! Nếu được phép, thì khổ 1 hoàn chỉnh và gọn ghẽ hơn là kết hợp bản của bác HB và của VT.

    Riêng khổ 2, “iem” nhất quyết “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Nga”. Em không ủng hộ quan điểm “Việt hóa 100%” khi dịch thơ. Hơn nữa, khi lưu tâm hơn đến cái “thần” của bài thơ, cô gái với tính cách bạo dạn (дерзкая) thì có lẽ chàng trai cũng cần có “khẩu khí” mạnh mẽ và và tỏ tình phải dứt khoát chứ. Vì vậy em đề xuất khổ hai cần gọn hơn (“mơ em” là ví dụ).

    Sau phần “luận”, nếu bác HB và VT cho phép thì “công trình tập thể” trình làng sẽ như sau:

    Tôi mơ thấy em
    Galenit

    Tôi mơ thấy em xinh đẹp và dịu dàng,
    Giữa những hàng bạch dương ngọt nắng múa xốn xang,
    Bạo dạn, trẻ trung, thân thương vô hạn
    Nức hương nhài quấn quýt tóc mơn man.

    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương
    Như hoa thắm giữa mùa đông chướng.
    Anh chẳng cần thiên đường nào nữa,
    Miễn mỗi tuần lại được mơ em.

    (do không đưa được danh từ бальзам vào khi dịch, nên ở đây dùng động từ xoa, liên tưởng động tác khi dùng бальзам 😀 :D)

    @VT: VT nhận xét “mơ em” nghe Tây quá. Nhưng nếu chúng ta may mắn thỉnh được Bùi Giáng Tiên sinh về nghe, tớ chắc chắn Thi sĩ sẽ khà cười mà rằng: so với “moi” vẫn còn nhẹ!

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 25, 2011 | Trả lời

  47. @ Văn: Hi hi… , tớ bỏ qua các kiểu “mào đầu khách khí” mà “bình loạn” luôn này:
    1. Câu #2 vẫn có thể rút lại cho gọn hơn ko? 3 chữ “Giữa những hàng” có vẻ thừa 1-2 chữ?
    Nếu dc thì khổ #1 “ngon” rồi!
    2. Khổ #2: “tên” này tìm dc chữ “xoa” tài thật! Tớ cũng loay hoay mãi với ông bạn “бальзам” mà chịu pó tay.com!
    Vẫn còn vài chi tiết cần bàn:
    – Mùa đông chướng ? Là cái gì vậy? Tớ biết mỗi mùa gió chướng thôi! Hình như Văn “chạy trốn” : đông giá, đông lạnh ,… để về với đông chướng ? 😀 😀 😀
    – Tại sao đang “Tôi” lại chuyển “gam” sang “Anh” mà ko có ngữ cảnh giải nghĩa? Có cần viết ở dạng văn tường thuật (viết câu nói trong ngoặc kép) ?
    – Khổ #2 vẫn ko vần mà cũng chẳng “giống” Bùi Giáng! Theo tớ, nếu Văn thích để câu #2 và #3 là âm “trắc” thì vẫn phải bắt vần nghe mới hay!Bùi Giáng làm vậy mà! 😀 😀 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 25, 2011 | Trả lời

  48. @VT:

    – Nếu Th để ý hơn tới cái “thần” của bài thơ (theo tớ quan trọng nhất) thì sẽ dễ chấp nhận lúc nào cần “lỏng”, lúc nào phải “chặt”– và cũng sẽ thấy không cần “soi” như đọc thơ Đường luật 😀 😀

    – ví dụ khổ #1: “chàng” vừa choàng dậy sau giấc mơ đẹp; vẫn còn đang lơ mơ nên câu #2 có dài dòng văn tự, dư 2-3 chữ lại là hợp cảnh hợp tình đấy!

    – tới khổ #2: đã tỉnh rồi, cảm xúc vẫn còn nguyên nhưng đầu óc minh mẫn rồi nên “xuất ngôn” đã xúc tích hơn 😀 😀

    – Anh/Tôi: thú thật, vụ này là do đãng trí; nhưng giờ tớ lại thấy hay hay nếu bám theo cái “hồn” của bài thơ. Khổ #1, chàng là “tôi” đang lơ mơ tự sự với chính mình, khổ #2, chàng đã là “anh” tỏ tình mạnh mẽ với cô gái. Nhân đây, đã nhắc tới Bùi Giáng thì vụ đổi vai này vẫn còn khuya mới theo kịp BG Tiên sinh nhé. Nghe kể, đang dịch tiểu thuyết, BG quay ra làm thơ tâm sự với nhân vật. Vẫn gửi bản dịch cho NXB, không rõ có được in không. Vụ này chắc phải nhờ bạn Thụy Anh kiểm giúp. Th thấy sao?

    – “đông chướng”: đầu tiên là để lấy vần 😀 :D, thứ nữa thấy “đông lạnh”, “đông giá” etc nhàm rồi. “Chướng” là không bình thường, khó chịu (gió chướng, chướng mắt, chướng tai gai mắt, chướng bụng…). “Đông chướng” tệ hơn, khó chịu hơn đông thường.

    – gieo vần cho câu #3 khổ #2: nhất trí với VT (bí vần ở âm cuối nên tính dùng tạm “thiên đường” ở giữa câu 😀 :D). Nay sẽ sửa!

    Phiên bản mới cho khổ #2 sẽ là:

    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương
    Như hoa thắm giữa mùa đông chướng.
    Anh chẳng cần thiên đường nào để hướng,
    Miễn mỗi tuần lại được mơ em.

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 25, 2011 | Trả lời

  49. Thân gửi TBV
    Trước hết mong bạn thông cảm, tôi chỉ lạm dụng câu chữ tếu táo để huyễn hoặc như mình còn trẻ lắm. Nếu bạn có “chẻ tóc làm tám” mà góp được “lời hay,ý đẹp” cũng OK. Lần sau sẽ chưng bài dịch có công đóng góp của bạn. Còn bây giờ đang “máu” với động từ снишься . Chủ ngữ ở đây là Ты hay мне? chắc chắn là Ты. Bản thân снишься: hiện trong mơ. Không quan tâm đến мне, Ты снишься phải dịch là: em hiện trong mơ, vì thế ở câu 1 và 8 không thể dịch: tôi mơ.
    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương – câu này rất hay, nhưng cả khổ thơ 2 chưa ổn, không có “mùa đông chướng” mà chỉ có “mùa gió chướng”.

    Vậy tác phẩm tập thể như sau:

    Gặp em trong mơ
    Galenit
    Tôi thấy em hiện trong mơ xinh đẹp, dịu dàng,
    Giữa những hàng bạch dương ngọt nắng múa xốn xang,
    Bạo dạn, trẻ trung, thân thương vô hạn
    Nức hương nhài quấn quýt tóc mơn man.

    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương
    Như hoa thắm giữa mùa đông giá.
    Tôi không cần thiên đường nào cả,
    Miễn mỗi tuần trong mơ em hiện ra.
    OK? Chào bạn

    o

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 25, 2011 | Trả lời

  50. @bác Bằng: theo em, bỏ qua ngữ pháp mà chỉ xét cùng ngữ cảnh người Việt/người Nga nói thế nào thì “мне снишься ты” tương đương 100% với “tôi mơ thấy em”. Còn về ngữ pháp, vì là “мне” nên “được mơ em” cũng rất hợp bác à!

    Một ý nhỏ cho câu kết. Dù không quá câu nệ bằng trắc, nhưng cũng phải thấy trong thơ tiếng Việt, tổ hợp bằng trắc tạo nhịp điệu – điều làm thơ khác văn xuôi (trong thơ tiếng nước ngoài thì các trọng âm tạo nhịp điệu). Phân tích yếu tố này thì câu cuối cùng của bác chưa thể là câu kết — trừ phi ta cố tình (và có lý do) để “lửng lơ con cá vàng” như vậy. Không biết bác có nghĩ vậy không?

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 25, 2011 | Trả lời

  51. Gửi TBV
    Xin lỗi bạn.Ngay sau khi phản hồi phủ định “tôi mơ” tôi đã thấy không ổn vi nhiễm “Tây” quá, câu của VT mối đúng của “Mẹ”, nhưng xin thay “và” bằng dấu phẩy.Còn câu cuối sửa thành:
    Miễn mỗi tuần lại mơ thấy em hiện ra.
    Bạn hãy “soi” và “chẻ” cho tôi câu:
    Trong vũ khúc (xoay) quanh những cây (bạch) dương ngập (rực) nắng.
    Có lẽ đây mới chinh là ngữ nghĩa cau thơ của Galenhit?
    Chào bạn!

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 26, 2011 | Trả lời

  52. Em chào anh Bằng!
    Em đang suýt xoa khen câu “ngọt nắng múa xốn xang” mà anh lại bỏ đi! Phí quá! Cho em “xin lại” nhé! 😀 😀 😀
    Em thấy khổ đầu cứ để như cũ, chỉ bớt chữ “và” là tuyệt lắm rồi!

    Tôi mơ thấy, em xinh đẹp, dịu dàng,
    Giữa những hàng bạch dương ngọt nắng múa xốn xang,
    Bạo dạn, trẻ trung, thân thương vô hạn
    Nức hương nhài quấn quýt tóc mơn man.

    Em thấy như vậy là rất cân bằng về ngữ nghĩa (so với nguyên gốc) với nhịp điệu và âm luật trong tiếng Việt! Nói “trộm vía” khổ thơ này có vẻ còn hay hơn cả nguyên tác! 😀 😀 😀

    Còn khổ #2 cũng tạm được:

    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương
    Như hoa thắm giữa mùa đông giá.
    Tôi không cần thiên đường nào cả,
    Miễn mỗi tuần trong mơ em hiện ra.

    Em thấy anh “bắt vần” câu #2 và 3 rất ổn!
    Câu 4 rất sát ngữ nghĩa rồi, anh đừng cố “sát” hơn nữa! Em đồng ý với Văn ở điểm, câu #4 chưa “thông thoáng” nhịp điệu “bằng-trắc”
    Em cũng chẳng biết có sách vở nào dạy kỹ về luật bằng-trắc và bắt vần trong kiểu thơ tự do 8 chữ! Em cứ lấy thơ mấy cụ Thế Lữ, Chế Lan Viên thời Thơ mới ra làm mẫu.

    Ví dụ trích đoạn bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ:
    ******
    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua

    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ

    Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi

    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
    ******

    Trong trích đoạn này, các câu #4 và #5 là trắc và bắt vần rồi, giống như câu #2 và #3 của anh.
    Trong câu #6 (câu bằng), Thế Lữ đặt các âm #5 và #6 đều trắc cả, đọc lên thấy xuôi!

    Em thử bắt chước Thế Lữ, được như thế này:

    Ôi giấc mơ lành xoa dịu vết thương
    Như hoa thắm giữa mùa đông giá.
    Tôi không cần thiên đường nào cả,
    Miễn mỗi tuần, em lại hiện… trong mơ…!

    Anh thấy sao ạ?

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 26, 2011 | Trả lời

  53. Gửi V.Thành
    Chẳng lẽ bạn viết phản hồi trong giờ “vàng ngọc”?
    Ôi dân Toán biết nhiều thơ thế!
    Cham nỗi đau của kẻ khô khan!?!
    Khi tìm kiếm thơ Pusskin tôi ngẫu nhiên gặp “Thơ- Một cách hiểu về thơ” (Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Aleksandr Sergeyevich Puskin), trong đó có đề cập cách gieo vần, thật đau đầu, chuyện đó chỉ giành cho trường viết văn Nguyễn Du. Đối với tôi đành ang áng theo cảm nhận.
    Câu “Miễn mỗi tuần, em lại hiện… trong mơ…!” theo tôi ổn về nội dung nhưng hơi hẫng về gieo vần, giá như câu “con cóc” này mà được nhỉ? (“Miễn mỗi tuần, em lại cứ hiện ra”)
    Câu 2 mà bạn khen không ổn lắm về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Hãy cùng nhau tư duy thêm.
    Chào bạn

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Năm 26, 2011 | Trả lời

  54. Bác Bằng kính!

    Thường thì đã thơ là phải có vần. Nhưng với thơ tự do thì khái niệm vần rất linh hoạt chứ không quá khắt khe như thơ cũ. Thậm chí, nhịp điệu và tứ thơ còn quan trọng hơn gieo vần, Vì vậy, dù rất tiếc là bác và VT không ủng hộ “cá tính mạnh” (“Miễn mỗi tuần lại được mơ em”), em thấy câu kết của Thành là ổn. Câu 2 (khổ #1) của bác cũng rất hay. Nếu cầu toàn quá, có khi lại sa vào vòng luẩn quẩn và… lẩn thẩn mất 😀 😀

    VT đã lấy ví dụ Thế Lữ, em muốn viện thêm một “đỉnh” nữa của thơ ca VN, đỉnh cuối cùng của thế kỷ 20. Đó là Bùi Giáng (ông sinh 1926, mất 1998), người em có nhắc tới đôi lần trong những còm trên, người được coi là “ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ” 😀 😀

    Kỷ niệm trần gian
    Bùi Giáng

    Những ngày điên rồ
    Thật là vui
    Những ngày tỉnh táo
    Cũng thật vui.
    Thật vui cũng thật là buồn
    Thật buồn cũng thật thật buồn u u.
    😀 😀 😀

    Thêm 1 bài tứ tuyệt:

    Ông nhớ con

    Bùi Giáng

    Ông nhớ con như nhớ một trăng tròn
    Và trăng khuyết cũng tấm lòng từ đó
    Ông tự hỏi với ngàn sao lấp ló
    Ở nơi nào còn có áng mây bay

    Thêm 2 bài trong series thơ chiêm bao (lại cũng là mơ 😀 :D)


    Chuyện Chiêm Bao (12)

    Bùi Giáng

    Tình yêu như mộng thương như tiếc
    Xúc cảm tợ tơ tóc tợ sầu
    Ân nghĩa thâm trường ngày theo tháng
    Buồn đau sâu thẳm nguyệt mờ sao
    Đêm ngày tưởng niệm tâm như vượn
    Nhảy múa hú vang sắc loạn màu
    Viết mãi một bài thơ chẳng dứt
    Dằng dai gọt dũa đẽo từng câu

    Chuyện Chiêm Bao (13)
    Bùi Giáng

    Rừng đêm lá rụng liên miên
    Bên bờ suối ngọc nàng tiên một mình
    Nàng về từ cuối chân mây
    Giữa đêm nàng tắm suối này suối kia
    Nàng có mặc áo mặc quần
    – Đây là rất mực giữa rừng
    Chẳng ma nào thấy, nàng ngần ngại chi
    Cởi phăng quần áo ra đi
    Suối rừng mát mẻ chờ nàng tắm cho
    Chẳng ma nào ngó thấy đâu!
    Ngại ngùng ngượng nghịu? Vì còn có tôi?
    Nhưng tôi đâu phải là ma?
    **********

    Có lẽ sau Bùi Giáng, rất nhiều “thi sĩ” có thơ được in tập này tập kia, nếu trung thực với chính mình, sẽ chỉ dám nhận là người biết gieo vần! 😀 😀 😀

    Bình luận bởi tobavan | Tháng Năm 26, 2011 | Trả lời

  55. @ Anh Bằng: Bác “phê” em viết còm vào giờ Nhà nước là hơi nặng đấy ạ! Em tranh thủ nghỉ trưa 1 giờ để vào “dọn dẹp” cái Blog này. Nhưng đúng là trưa nay, viết hơi nhiều, “lạm” mất 5 phút vào giờ hành chính! Vẫn dc coi là “vô tội”, bác ạ! 😀
    Em chẳng thuộc nhiều thơ đâu, trừ những bài bị bắt thuộc lòng thời học phổ thông. Bây giờ dc cái internet rất tiện, chỉ cần nhớ ang áng mấy câu là có thể tìm được cả bài!
    Em cũng nghĩ như Văn, thơ tự do không bó buộc lắm về vần điệu. Quan trọng nhất là ý thơ và nhịp ngắt câu. Riêng cấu trúc bằng-trắc lại có vai trò về nhạc điệu và cũng tham gia gián tiếp cho việc ngắt câu.
    Thơ tự do xuất hiện đầu tiên ở VN từ phong trào Thơ Mới với các đại diện tiêu biểu như Thế Lữ, Chế Lan Viên, …Thơ Mới thực ra cũng rất chặt chẽ về cấu trúc, vần diệu, nhạc điệu và cũng chẳng tự do mấy đâu.
    Em “tự luận” ra cái gọi là “Luật Thơ Mới” có mấy đặc điểm chính như sau:
    – Mỗi câu có đúng 8 chữ (âm)
    – Hai câu bằng đi thành cặp, tiếp theo là 2 câu trắc sau lại tiếp bởi 2 câu bằng.. cứ như thế mãi. Trong mỗi cặp, các câu bằng vần với nhau, trắc vần với nhau.
    – Để vần hơn nữa phải tuân thủ “điều kiện phụ” (không bắt buộc): Chữ #8 của câu trắc phải vần với chữ #6 của câu bằng tiếp theo. Chữ #8 của câu bằng cũng vần với chữ #6 của câu trắc tiếp theo…
    – Trong trường hợp ko “ép” được vần cho các chữ #6 thì vẫn phải giữ đúng bằng-trắc ở các chữ ấy.
    – Ngắt câu: thông thường, câu 8 chữ hay bị ngắt ở “quãng 3”, tưc là 3 chũ đầu trong câu tạo thành 1 quãng ngắt.
    – Câu đầu tiên: Thường là câu trắc ko có cặp!
    – Câu kết: Cho phép kết thúc ở dạng “mở”: không nhất thiết 8 chữ, cho phép “láy” lại vần, cho phép “ép” bằng- trắc để tạo “hiệu ứng mở”..
    Thơ Mới chính ra rất giầu về vần điệu (nhạc điệu) và nhịp điệu. Thơ của Tố Hữu không phải là hay nhưng lại dễ nhớ, có lẽ vì ông đã khai thác tối đa các yếu tố này. Em ko tra Google mà vẫn có thể chép lại mấy câu này:
    Đi đi em
    Tố Hữu

    Rứa là hết, chiều ni em đi mãi
    Còn mong chi, ngày trở lại, Phước ơi!
    Quên làm sao, em hỡi lúc chia phôi
    Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói
    Em len lét, cúi đầu tay xách gói
    Áo quần thưa, cắp chiếc nón le te
    Vẫn chưa nguôi, những day dứt nặng nề…

    Lưu ý:
    – Các dấu phẩy em cố tình đưa vào để chỉ vị trí ngắt câu
    – Các cặp câu bằng và cặp câu trắc rất vần rồi, không cần đánh dấu!
    – Các âm #8 và #6: nếu vần với nhau, em đánh dấu bằng chữ đậm, còn ko vần mà chỉ hợp bằng-trắc thôi thì để chữ nghiêng!
    Té ra, “bậc thầy” về “vần-điệu” như Tố Hữu mà cũng “bỏ vần” khá nhiều nhưng “Luật bằng-trắc” thig ông rất tuân thủ.
    Em thấy, sau này thơ tự do được “cởi trói” nhiều, nhưng nhìn kỹ lại vẫn thấy hơi tuân thủ theo “Luật Thơ Mới” nêu trên. Nhiều bài thơ tự do, câu thì 3 chữ, câu thì 5 chữ, nhưng thực ra, vẫn là “Thơ Mới” ngắt câu ra mà thành.
    Để tránh “đụng hàng” Bùi Giáng của Văn, em ví dụ mấy bài thơ của Lê Đạt:

    “Át cơ”
    Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
    Nhà số lẻ
    phố trò chơi bỏ dở
    Mộng anh hường
    tim môi em bói đỏ
    Giàn trầu già
    khua
    những át cơ rơi…

    Hoặc

    Tuổi lũ lẫn
    lạc nhầm ga trẻ dại
    Hay ngây ngô
    không biết lối về già
    Thơ thẩn
    chữ ngã ba…

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Năm 27, 2011 | Trả lời

  56. Gửi VT và TBV
    Tôi vốn nghèo thơ, không có “vốn” để “buôn” với các ban. Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến cho bài dịch. Xin phép TBT dược diễn đạt, đây tạm coi là phương án cuối cùng:

    Hãy hiện về với mẹ con ơi…
    Olga Berggoltx

    Con hãy hiện về, dù là hiện trong mơ,
    Không phải như con trong tấm ảnh xám mờ,–
    Như tia sáng, như chim trời và nhựa sống,
    Giữ mãi tuổi thơ và hạnh phúc vô bờ.

    Thế là con đã theo về chốn xa xôi,
    Khoảng cách dần xoá đi bóng dáng con rồi.
    Bao tro bụi nhằm vào trái tim chất chứa,
    Nhưng thiêu đốt nó không bùng lên ngọn lửa.

    Mẹ có lỗi, chính là tự mẹ, con ơi,
    Bởi mệnh của con mẹ đã sớm buông lơi,
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí …
    Ôi đáng nguyền rủa bản năng sống lạ kỳ!

    Con hãy hiện về , chỉ cần hiện trong mơ,
    Không phải như con trong tấm ảnh xám mờ,–
    Như tia sáng, như chim trời và nhựa sống,
    Giữ mãi tuổi thơ và hạnh phúc vô bờ.

    Bùi Huy Bằng dịch

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Sáu 1, 2011 | Trả lời

  57. @ Anh Bằng:
    Ngại quá! Biết bác vất vả, mắt kém, tay run mò bàn phím mãi mới viết đựoc mấy câu mà vẫn “phê” bác thì quá bất công! 😀 😀 😀
    Nhưng cũng tại bác lỡ “gán” cho blog cái danh “sang trọng-hàn lâm” nên em cứ “liều” một tí vậy! 😀 😀 😀

    Em vẫn thấy khổ thơ #3 có gì đó chưa ổn:
    Mẹ có lỗi, chính là tự mẹ, con ơi,
    Bởi mệnh của con mẹ đã sớm buông lơi,
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí …
    Ôi đáng nguyền rủa bản năng sống lạ kỳ!

    Em thấy vần điệu của câu #4 chưa xuôi! Và ngoài ra, cái tính từ “tham lam” rất quan trọng lại ko thấy đâu!
    Ở đây có thể có 2 phương án về vần điệu:
    – Hoặc câu #4 phải vần luôn với 2 câu #1 và #2
    – Hoặc câu #4 phải vần với câu #3.

    Em thử ví dụ với phương án 1, chỉ sửa câu#4 thôi nhé:
    Mẹ có lỗi, chính là tự mẹ, con ơi,
    Bởi mệnh của con mẹ đã sớm buông lơi,
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí …
    Ôi sức sống tham lam, đáng nguyền rủa trên đời!

    Em chỉ ví dụ thôi đấy! 😀

    Bình luận bởi V. Thành | Tháng Sáu 2, 2011 | Trả lời

    • @bác Bằng: cũng chỉ là ví dụ, em thấy có thể tạo nhịp điệu tốt hơn cho 2 câu:

      Bởi mệnh của con mẹ đã sớm buông lơi,
      Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí …

      nếu đổi một chút thành:

      Bởi mệnh con mẹ đã sớm buông lơi,
      Bởi mẹ sống mà vẫn còn tâm trí …

      😀 😀

      @VT: có thể mách cho bác B dùng chức năng magnifier (kính lúp) trong Win. Nếu TBT đồng ý tớ sẽ viết tip này trong mục Khái niệm?

      Bình luận bởi tobavan | Tháng Sáu 3, 2011 | Trả lời

  58. Thân gửi VT và TBV
    Tôi lại nhận được lời “phê”, phải chăng đây là “yêu cho roi cho vot”? Cho dù chỉ là ví dụ, cum từ “sức sống tham lam” vẫn là dạng thức tiếng Nga, trong đời sống và những điều đọc được tôi chưa gặp bao giờ. Ngay từ phản hồi đầu tiên (20) tôi đã viêt жадная сила = động lực sống tham lam = khát vọng sống = tham (ham) sống. và diễn đạt::
    Cũng bởi mẹ sống với tâm trí an bài…
    Tham sống thế thật đáng ghét hỡi ơi!
    Đến phản hồi (27) tôi lại viết:
    Cũng bởi em vẫn còn tâm trí sống…(thay từ em la mẹ)
    Ôi ham sống thế thật đáng ghét quá trời!
    Sau khi tiếp nhận thông tin tư phản hồi (9)(Phản hồi bởi V. Thành | Tháng Ba 12, 2011″ của VT:: Trở lại câu/mệnh đề cảm thán “O проклятая, жадная сила!”. Theo tôi, OB ám chỉ một “sức mạnh huyền bí, vô hình” nào đó đã níu kéo bà ở lại với cuộc sống thực tại mà không cho bà đi theo con gái…,tôi đã viết ở phản hồi (45) là: Tôi đồng ý cách lý giải của V.T., nghĩa là lỗi do khách quan và vì vậy tôi sửa là:
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí…
    Ôi thật đáng ghét làm sao bản năng sống lạ kỳ.
    Sau khi tiếp nhận ý kiến của TBV tôi đẫ diễn đạt::
    Cũng bởi mẹ sống mà không mất tâm trí …
    Ôi đáng nguyền rủa bản năng sống lạ kỳ!
    Tôi nghĩ “sức sống tham lam” chính là “bản năng (ham) sống”, khi diễn đạt độc lập phải có chữ “ham”, còn trong ngữ cảnh này có thể bỏ qua. Còn việc gieo vần thì “tri” với “kỳ” có vẻ vẫn xuôi, nhưng tôi đổi “kỳ” thành “đời” khả dĩ hơn.Với tư duy đến vậy, với câu tthơ diễn đạt như thế tôi hiểu rằng vẫn còn mắc nợ với các bạn, mong các bạn giúp tìm kiếm tiếp.
    Thật ngẫu nhiên khi tôi sử dụng cụm từ “bản năng ham sống” trong câu tôi yêu thích tuy có đôi chút tự diễu cợt:
    Tôi dịch thơ là nhằm khoả lấp thời gian nhàn tản, bớt đi mặc cảm “lực bất tòng tâm”, giã từ sự nuối tiếc “một thời nhẹ dạ”, duy trì sức khoẻ, thỏa chi cái “bản năng ham sống”.
    Đó là câu trong buihuybang.blogtiengviet.net. Nhân đây kính mời các bạn lớp A0-9 ghé thăm nhà tôi. Không rượu, không trà, chỉ có “vi la”. Nhà còn đơn sơ lắm. Rất “đói” nguồn thơ Nga. Mong các bạn giúp sức. Nhờ TBT VT góp công biến blog có màu sắc “hoa lá cành”.
    Kính chào!

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Sáu 10, 2011 | Trả lời

  59. Thân gửi: Chủ bút V Thành và Châu Sa Trong phản hồi số 43 bạn Châu Sa có nhắc đến nghi án “Hai sắc hoaTi gôn”, tôi tìm dược một số thông tin, tuy dài, xin gửi vào đây vì cách này đối với tôi là đơn giản nhất. Nếu không đạt yêu cầu và không phù hợp xin chủ bút xóa dùm. Chúc các bạn vui vẻ BÀI THƠ THỨ NHẤT T.T.KH Thuở ấy lòng tôi thơ thới quá Hồn thơ nguyên vẹn một trời huơng Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại Êm ái trao tôi một vết thương Tai ác ngờ đâu gió lại qua Làm kinh giấc mộng những ngày hoa Thổi tan âm điệu du dương trước Và tiển người đi bến cát xa Lại ở vườn Thanh có một mình Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo Yêu bóng chim xa nắng lướt mành Và một ngày kia tôi phải yêu Cả chồng tôi nữa lúc đi theo Những cô áo đỏ sang nhà khác Gió hỡì làm sao lạnh rất nhiều Từ đấy không mong không dám hẹn Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em Ðang lúc lòng tôi muốn tạm yên Thì ai đem lại cánh hoa tim Cho tôi ép nốt dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên Ðẹp gì một mảnh tình tan vỡ Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ Tóc úa giết dần đời thiếu phụ Thì ai trông ngóng chẵng nên chờ Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá Vì tôi vẫn nhớ hẹn ngày xưa “Cố quên đi nhé câm và nín Ðừng thở than bằng những giọng thơ” Tôi run sợ viết lặng im nghe Tiếng lá thu khô xiết mặt hè Tưỡng tượng chân người len lén đến Nhưng lòng nào dám hẹn ai về Tuy thế tôi tin vẫn có người Thiết tha đeo đuổi mãi than ôi Biết đâu tôi một tâm hồn héo Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi HAI SẮC HOA TI GÔN T.T.KH Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người đến với yêu đương Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong Và phương trời thẳm mờ sương cát Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng Người ấy thường hay vuốt tóc tôi Thở dài trong lúc thấy tôi vui Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi Thuở đó nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng Là chút lòng trong chẳng biến suy Đâu biết lần đi một lỡ làng Dưới trời đau khổ chết yêu đương Người xa xăm quá, tôi buồn lắm! Trong một ngày vui pháo nhuộm đường Từ đấy thu rồi, thu lại thu Lòng tôi còn giá đến bao giờ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim bóng một người Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ Và đỏ như màu máu thắm pha Tôi nhớ lời người đã bảo tôi Một mùa thu trước rất xa xôi Đến nay tôi hiểu thì tôi đã Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng Người ấy sang sông đứng ngóng đò Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi, người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ĐAN ÁO CHO CHỒNG T.T.KH Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẵn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù Biết chăng chị, mỗi mùa Ðông Ðáng thương những kẽ có chồng như em Vẫn còn thấy lạnh trong tim Ðan đi đan lại áo len cho chồng Như con chim hót trong lồng Hạt mưa đã rụng bên sông bơ thờ Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ Hay đâu gió đã sang bờ ly tan Tháng ngày miễn cưỡng em đan Kéo dài một chiếc áo len cho chồng Như con chim hót trong lồng Tháng ngày thương tiếc cánh hồng nơi nao Ngoài trời hoa nắng xôn xao Ai đem khoá chết chim vào lồng nghiêm Ai đem lễ giáo giam em Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời Lòng em buồn lắm chị ơi ! Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai Quang cảnh lạ, tháng ngày dài Ðêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình BÀI THƠ CUỐI CÙNG T.T.KH Anh ạ, tháng ngày mau quá nhỉ ! Một mùa thu cũ một lòng đau Ba năm ví biết anh còn nhớ Em đã câm lời có nói đâu Ðã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly Càng khơi càng thấy lụy từng ly Trách ai đem cánh “ti-gôn” ấy Mà viết tình em được ích gì ? Chỉ có ba người đọc thơ riêng Bài thơ “đan áo” của chồng em Bài thơ đan áo nay rao bán Cho khắp người đời thóc mách xem Là giết đời nhau đấy biết không ? Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung Giận anh tôi viết dòng dư lệ Là chút dư hương điệu cuối cùng Từ nay anh hãy bán thơ anh Và để yên tôi với một mình Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét Thì đem mà đổi lấy hư vinh Ngang trái đời hoa đã úa rồi Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp Ði nhớ người, không muốn nhớ lời Tôi oán hờn anh mỗi phút giây Tôi run sợ viết bởi rồi đây Nếu không yên được thì tôi chết Ðêm hỡi, làm sao tối thế nầy ! Năm lại, năm qua cứ muốn yên Mà phương trời nhớ chẳng làm quên Và người vỡ lỡ duyên thầm kín Lại chính là anh, anh của em Tôi biết làm sao được hỡi trời! Giận anh không nỡ nhớ không thôi Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt Sợ quá đi anh, có một người… Bạn có biết chuyện tình giữa nhà thơ Thâm Tâm và TTKh hay không? Đến nay lai lịch của nhà thơ TTKh vẫn còn là một bí ẩn, không ai biết TTKh tên thật là gì và rất nhiều vấn đề đã được đặt ra tốn không biết bao nhiêu giấy mực…nhưng cuối cùng ẩn số về nhà thơ này không ai biết rõ. Câu chuyện xuất phát từ khi bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được gửi cho một tờ báo lúc bấy giờ là tờ báo Phong Hóa. Sau đó, có rất nhiều nhà thơ tự nhận TTkh là người yêu của mình (Nguyễn Bính,Thâm Tâm…).Nhưng chỉ có Thâm Tâm tạm được xem là có biết về nhà thơ TTKh (ông có giải thích về tên của TTKh là do hai tên Thâm Tâm Khánh kết hợp lại thành). Và Thâm Tâm cũng có bài thơ Màu Máu Hoa Tigôn đáp lại, sau đó nhà thơ TTKh cũng đáp lại bằng Bài Thơ Thứ Nhất. Nhưng tiếc thay Thâm Tâm đã gửi bài thơ Đan Áo Cho Chồng cho tòa báo đăng nhưng theo ý của TTKh thì bài thơ này chỉ có 3 người biết (Thâm Tâm, TTKh và một người bạn của TTKh).Chính hành động đã làm nhà thơ TTKh giận vì cho rằng Thâm Tâm đã đem “bán thơ văn để đổi lấy hư vinh”. Nên nhà TTKh đã viết Bài Thơ Cuối Cùng và quyết định từ nay sẽ không làm thơ nữa. Thâm Tâm đã viết liền hai bài thơ như là lời xin lỗi TTKh nhưng từ đó đến nay trên văn đàn thơ ca Việt Nam nhà thơ TTKh “vẫn bặt vô âm tín” (Võ Thị Kim Loan, Vuontaodan.net) Tôi vừa đọc được một tài liệu nói về nữ thi sĩ nổi tiếng này. Chắc hẳn ai trong số chúng ta đã từng nghe, đọc hay nghe một bài hát có đọan thơ “Nếu biết rằng em đã có chồng Trời ơi người ấy có buồn không Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?” Vâng, thưa các bạn đó là khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của nữ tác giả T.T.KH. nhưng mấy ai biết được tên thật của người này. Sau hơn 50 năm, đã có người kể lại giai thoại về nữ thi sĩ này (mặc dù người kể có hứa với tác giả là kô nói cho ai biết) nhưng trong văn học, nếu tìm ra tác giả thì dù thế nào cũng phải công bố. Hôm nay tui sẽ cho bà con biết tên thật của T.T.KH và những bài thơ do bà làm. T.T.KH tên khai sinh là Trần Thị Vân Chung Chữ T thứ nhất trong bút danh chính là chữ “Trần”(tức Trầnb Thị Vân Chung) Chữ T thứ hai là Thanh (tức nhà văn Thanh Châu-tác giả truyện ngắn Hoa Ti Gôn được đăng trên tạp chí thứ bảy năm 1937-cũng là người mà T.T.KH thầm yêu) Chữ KH ở đây có nghĩa là khóc (hai người cùng khóc vì họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau) T.T.KH (Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 23-8-1919 tại Thanh Hoá, các bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn”, “Bài Thơ Thứ Nhất” và “Bài Thơ Cuối Cùng” bà sáng tác năm bà 19 tuổi và được đăng trên Tạp Chí Thứ Bảy. (Theo Zetaboard) GIAI THOẠI VỀ T.T.KH Vào khoảng 6/1937, báo “Tiểu Thuyết Thứ Bảy” xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn “Hoa ti-gôn” của ký giả Thanh Châu . Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ. Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi chochủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn”, dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kiạ Ðó là lần đầu và cũng là lầncuối người thiếu phụ nầy xuất hiện. Câu chuyện “Hoa ti-gôn” đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải toả niềm tâm sự. Trong “Hai sắc hoa ti-gôn”, tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác — một ông chồng luống tuổi — để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ. Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Ðó là các bài “Bài thơ thứ nhất”, “Bài thơ đan áo” (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và “Bài thơ cuối cùng”. Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa và không hiểu tại sao bài “Hai sắc hoa ti-gôn” lại xuất hiện trước “Bài thơ thứ nhất”. Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người tă đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T. Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thi Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà nội Có kẻ cho cô là người yêu của ký giả Thanh Châu, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hoá hay thi vi hoá một mối tình tưởng tượng. Rồi, các thi sĩ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình ! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng. Về hoa ti-gôn (antigone in French) : loại hoa dây đẹp, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu trắng và hồng; ở miền Nam VN gọi là hoa nho vì lá giống lá nhọ Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ… (Theo Gió, Yahoo Plus) T.T.Kh. (Trần Thi Khánh) yêu “người ấy” (nhà thơ Thâm Tâm) trước khi lấy chồng và chính bút danh T.T.Kh. ngầm ý ghép tên hai người làm một (T.T.Kh.: Thâm Tâm Khánh)? Cách đây 20 năm, nhà văn Thế Phong tạm tin giả thuyết trên (Lược sử văn nghệ VN – Nxb Vàng Son – Saigon 1974). Nhưng mới đây, chính Thế Phong trong cuốn “T.T.Kh. – Nàng là aỉ”, soạn chung với nhà thơ Trần Nhật Thu, ký tắt Thế Nhật (Nxb Văn Hoá Thông Tin, 9/94) bác bỏ giả thiết đó và khẳng đinh: T.T.Kh. tên thật là Trần Thi Chung (Vân Chung), sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá. Năm 15 tuổi (1934), T.T.Kh. vâng lời gia đình lấy luật sư Lê Ngọc Chấn (tri huyện). Trước khi về nhà chồng, T.T.Kh. tiễn người yêu là Thanh Chân rời Thanh Hoá ra Hà Nội “đâu biết lần đi một lỡ làng, dưới trời đau khổ chết yêu đương ..” Ba năm sau ngày T.T.Kh. lấy chồng, Thanh Châu viết truyện “Hoa Ti-Gôn” đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (7/1937). Truyện chan chứa nỗi buồn vì thơ người yêu gởi: “… anh hãy đi một mình và quên em đi …” Người đọc thư âm thầm đặt một cái hôn trên hoa và khóc. Ðọc truyện trên, T.T.Kh. thổn thức viết “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn” rằng “vẫn giấu trong tim bóng một người …” gởi đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy (9/1937). Hai tháng sau, T.T.Kh. gởi tiếp bài “Bài Thơ Thứ Nhất,” cũng đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy, cũng giọng ngậm ngùi “ở lại vườn Thanh có một mình …” Sau này nhà thơ Nguyễn Bính viết bài “Cô Gái Vườn Thanh” để tặng T.T.Kh. và mơ mơ màng màng hỏi “Phải chăng mình có nên ngờ, rằng người năm ấy bây giờ là đâỷ” Còn nhà thơ Thâm Tâm gọi thẳng: “K. hỡi! Người yêu của tôi ơi (…) Thôi em hãy giữ màu hoa úạ Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời..” Riêng T.T.Kh. vẫn im lặng. Chẳng ai biết tên thật, đia chỉ và tình buồn của tác giả “Hai sắc hoa Ti-Gôn” ra saọ Chỉ biết trong bài thơ “Bài thơ cuối cùng” (T.T.T.Bảy 10/1938), T.T.Kh. đã “trách ai mang cánh hoa tigôn ấy – mà viết tình em được ích gì? Và là giết đời nhau đấy biết không?” Ai “giết đời nhau”? Có phải nhà văn Thanh Châu Câu hỏi tạm gác đó. Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, ông Thanh Châu về lại Hà Nội và bà T.T.Kh. theo chồng di cư vào Nam (1954). Ở Saigon, bà T.T.Kh. sinh hoạt trong nhóm Quỳnh Dao, dùng các bút danh Vân Nương, Lê Ðông Phương, Tam Nương viết trên nhiều báọ Sau 1975, chồng bà đi học tập cải tạo, bà ở nhà buôn bán nuôi con, trú nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết (vợ nhà thơ Ðông Hồ). Năm 1975, nhà văn Thanh Châu từ Hà Nội vào Thành phố HCM, lặn lội tìm gặp “người con gái vườnThanh” của 42 năm về trước. Nước mắt hai người đã chảy, ấm c? một ngày thu của cuộc đời … Khi chồng bà T.T.Kh. trở về và mất tại VN, bà đem các con ra nước ngoài và hiện sống tại Dordogne (Pháp). Bà vẫn viết trên nhiều báo xuất bản tại Pháp, Mỹ, Canada … và dĩ nhiên, không ký bút danh T.T.Kh., vì bà giành riêng tên ấy cho một người.. Theo Thế Nhật, T.T.Kh. chẳng phải là Trần Thi Khánh, Tôn Thi Khuê hoặc Thái Thi Khương nào cả, mà: – T. chữ thứ nhất là Trần (Trần thi Vân Chung, tên thật bà T.T.Kh.) – T. chữ thứ hai là Thanh (Thanh Châu, tên người yêu của bà T.T.Kh.) – Kh. chữ sau cùng, viết tắt của chữ khóc. Nghĩa: T.T.Kh. và người yêu (Thanh Châu), cả hai khóc “giấc mộng những ngày hoa” như lời thơ bà viết năm 18 tuổi Có thể đọc rõ hơn những điều trên qua cuốn “T.T.Kh. – Nàng là aỉ” của Thế Nhật. Nếu cái “nghi án văn học” kia quả đã được kết thúc ở đây vẫn còn một điều cần bàn với tác giả. Ðó là: Dẫu nhà văn Thanh Châu (hiện ở Hà Nội) là người yêu của T.T.Kh. thuở nào cũng đừng nên vì thế nghĩ rằng nhà thơ Nguyễn Bính, hoặc nhà thơ Thâm Tâm, hoặc ai đó nữa, từng “dựng đứng” việc T.T.Kh. là người yêu của mình” nhằm “giây máu ăn phần” như chữ Thế Nhật nhắc đến trong “T.T.Kh.- Nàng là aỉ” Cách nhắc vậy chưa “thơ” lắm. Như câu: “Ông (Thanh Châu) bác bỏ giả thiết những văn sĩ “ăn bám” vào giai thoại văn chương T.T.Kh. …” (S.Ð.D) tr. 12), hoặc “Thanh Châu cực lực bác bỏ huyền thoại Thâm Tâm – Nguyễn Bính … những văn thi sĩ “giây máu ăn phần với T.T.Kh.”…” (S.Ð.D tr.46) Tôi nghĩ vốn im lặng cao thượng (Chữ Thế Nhật dùng) hơn 50 năm qua như nhà văn Thanh Châu hẳn không phải là người muốn nhắc mấy chữ “ăn bám, giây máu…” chẳng hay ho gì ấy . Huống hồ, tên tuổi và tài hoa của các nhà thơ như Nguyễn Bính, chẳng còn “dám ước một điều gì hơn, có chăng yêu chỉ để mà yêu …” Xin hãy xem đó là “mối tình thơ” một thời lãng mạn, là những giấc mộng đầy lá thư trên đường đờ i nghệ sĩ … 10/1994 Saigon-Nay Nói Thêm Về TTKH » Tác giả: Thanh Châu » Dịch giả: » Thể lọai: Biên Khảo » Số lần xem: 744 1. Nói thêm về T.T.Kh. Tác giả: Thanh Châu NÓI THÊM VỀ T.T.KH (Tác giả những bài thơ nổi tiếng từ 1937) Năm 1989, Nhà xuất bản Khoa học – xã hội có in mẫu truyện ngắn của tôi (cùng một số truyện của Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh v.v… thời kỳ 1930 – 1945). Bởi thấy còn nhiều người muốn hiểu rõ hơn về T.T.Kh, tôi đã đưa in lại truyện ngắn “hoa ti-gôn” viết năm 1937 đăng ở Tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy – truyện ngắn đã gây xúc cảm cho T.T.Kh. nên sau đó tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy đã nhận được mấy bài thơ của T.T.Kh. gửi đăng liền được dư luận bạn đọc đương thời chú ý. Sự thật, ngày nay truyện ngắn và thơ tình như của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, hay lắm chứ, nhưng tại sao từ 1937 đến nay vẫn còn người nhắc đến T.T.Kh? Cuối năm 1989, một người bà con ở Canada đã gửi thư cho tôi nhờ chép lại mấy bài “thơ cũ” ấy. Và cũng vào dịp đó, tôi được nghe một băng ghi giọng ngâm thơ T.T.Kh. của một bà Hà Nội, nay là kiều bào ở Paris. Mới biết, nỗi bất hạnh của con người, điều ngang ngửa trong chuyện tình duyên đôi lứa, thời nào cũng gây được sự đồng cảm của người đồng loại… Và từ trước tới nay, người đọc các báo Nhân dân, Văn nghệ, sách Nhà xuất bản Văn học (Thơ Thâm Tâm) vẫn lại thấy có người tranh cãi về T.T.Kh. Vậy T.T.Kh. là ai? Có phải là Trần Thị Khánh? Hay Tào Thị Khê? Hay Tôn Thị Khuê? Trần Thị Khải, Thái Thị Khương? Ai mà biết được. Cho nên cuối bài truyện ngắn “Hoa ti-gôn” in lại năm 1989, tôi đã phải viết: “T.T.Kh. là ai? Lúc trước (1937), tác giả đã không cho biết địa chỉ, cũng như không chịu “xuất đầu lộ diện” cho tới ngày nay, nếu còn sống T.T.Kh. phải là lớp “cổ lai hy” rồi. Vậy nên quý trọng sự khiêm tốn của nhà thơ, hẳn có lý do “ẩn tích” của mình\'”. Viết như vậy, đâu có ổn. Như thế khác gì người đặt bó hoa lên ngôi mộ vô chủ, rồi ra về. Nhưng bạn đọc yêu thơ lại đòi hỏi khác. Người ta muốn biết T.T.Kh. đã vì ai, cho ai mà có thơ? Và người yêu T.T.Kh. có đích thị là Thâm Tâm, hay Nguyễn Bính, hay ai nữa…? Năm 1986, anh Tô Hoài (trong bài viết về Trần Huyền Trân, đăng tuần báo Văn nghệ, số 45 tháng 11, 1986) cũng lại nhắc: “Câu chuyện tình u uẩn mà nhiều báo một thời bàn tán sôi nổi, nào Hai sắc hoa ti-gôn”, nào T.T.Kh., nào Thâm Tâm và Khánh hay là ai? Những éo le mơ hồ, các anh Thanh Châu, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính – những đồng tác giả ấy – hôm nay cũng còn có bạn có thể kể lại rành rõ được, hay là cứ để mờ ảo mãi như thế…” Hôm nay, nhân tìm lại những tư liệu còn giữ được, tôi muốn kết thúc cái chuyện cũ càng “mờ mịt” này bằng cách công bố thêm một điều lạ, là “thủ phạm” của sự “nhiễu” này, khiến thiên hạ càng đoán phỏng, đoán mò – chỉ tại Nguyễn Bính đã đăng một bài thơ (đề tặng T.T.Kh.), bài “Cô gái vườn Thanhi” in năm 1940. Đọc lại bài thơ này, người ta thấy Nguyễn Bính có đến Vườn Thanh, trọ nhà một ông già, ông này kể cho nghe chuyện một thiếu phụ cũng “đêm đêm bên cạnh chồng già – bên cạnh bóng người xa hiện về”… Và rồi Nguyễn Bính tự hỏi: “Bao nhiêu oan khổ vì tình Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa? Phải chăng, mình có nên ngờ Rằng người năm ngoái bây giờ là đây? Một người thơ đa tình như Nguyễn Bính: “Chuyện xưa hồ lãng quên rồi – Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh… (tức T.T.Kh). bèn ra thơ đề tặng T.T.Kh (cô gái vườn Thanh) người mà Nguyễn Bính chưa hề biết mặt. Bởi vậy, có người đã khẳng định – sau khi đọc bài thơ của Nguyễn Bính – rằng: “Chính ông Bính là người yêu của T.T.Kh. rồi làm thơ người ta tế nhị nói chuyện nọ ra chuyện kia – như thi sĩ Ac-ve đã kín đáo trong thơ của ông ta vậy. Người thứ hai, làm cho mọi người gần hơi thỏa mãn, chính là Thâm Tâm, khi có bài “Màu máu ti-gôn” (gửi T.T.Kh., tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn”): “Người ta trả lại cánh hoa tàn Thôi thế duyên tình cũng dở dang Màu máu ti-gôn đà biến sắc Tim người yêu cũ phủ màu tang. K. hỡi, người yêu của tôi ơi ! Nào ngờ em giết chết một đời Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi! “Quên làm sao được thuở ban đầu Một cánh “ti-gôn” đã khắc sâu Một cánh hoa xưa màu hy vọng Nay còn dư ảnh trái tim đau Anh biết làm sao được hỡi trời Dứt tình bao nỡ, nhớ không thôi Thôi em hãy giữ cành hoa úa Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời… Theo tôi, đây là một bài thơ dở nhất, không xứng với Thâm Tâm, mặc dù tác giả nói rõ là “K… hỡi, người yêu của tôi…”. Đến nay, tôi không hiểu bài thơ này in ở đâu? Lấy ở đâu ra, sau này lại do Mã Giang Lân tuyển in vào tập “Thơ Thâm Tâm” (do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988, mà không đề năm tháng?). Liền sau bài “Màu máu ti-gôn” này, nói là của Thâm Tâm “tặng T.T.Kh.” lại thêm bài “Các anh” như sau (cũng ở tập Thơ Thâm Tâm nói trên: “Các anh hãy chuốc thực say Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im Giờ hình như quá nửa đêm Lòng đau đau lại cái tin cuối mùa Hơi đàn buồn như trời mưa Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi Giờ hình như ở ngoài trời Tiếng xe đã nghiến, đã rời rã đi Tâm tình lạnh nhạt đâu nghe Tiếng mùa lá chết đã xê dịch nhiều. Giờ hình như gió thổi nhiều Những loài hoa máu đã gieo nốt đời Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh Sá chi những chuyện tâm tình Lòng đau đem chữa trong bình rượu cay… (Bài này ghi: 1940) Cũng may, với sự nghi ngờ: “Có thể hai bài thơ trên là “thơ dỏm) lời thơ thô vụng, không chắc của Thâm Tâm, tôi đã tìm đến ông Phạm Quang Hòa, nghe nói ông trước kia có làm thơ, và quen thân với Thâm Tâm, còn giữ được nhiều thơ cũ. Ông Phạm Quang Hòa đã chép cho tôi một bài giống như bài “Các anh” nói trên. Nhưng theo ông Phạm Quang Hòa thì đây là bài thơ Thâm Tâm trả lời T.T.Kh., sau khi có “Bài thơ cuối cùng” của T.T.Kh. đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy (?). Bây giờ xem lại thì bài này dài gấp mấy lần bài “Các anh”. Chỉ đúng có 8 câu đầu là của bài “Các anh” tiếp theo còn 47 câu thì bỏ, để lại bắt vào đoạn cuối của bài “Các anh” với 7 câu kết (như trong bài Các anh). Vậy thì Mã Giang Lân đã lấy ở đâu ra bài “Các anh” (đã in ở sách “Thơ Thâm Tâm” nhà xuất bản Văn học – 1988)? Với vẻn vẹn có 16 câu? Nếu trích ở đâu sao không nói rõ? Về ông Phạm Quang Hòa, ta có thể tin ông là bạn thân của Thâm Tâm, nên mới có “Bài thơ trả lời T.T.Kh.” của Thâm Tâm mà ông giữ được đến nay. Nhưng sao đọc những câu như: “Tiếng xe mở lối vu quy Hay là tiếng cắt nàng chia cuộc đời Miệng chồng KHÁNH gắn trên môi Hình anh, mắt KHÁNH sáng ngời còn ghi…” “KHÁNH ơi, còn hỏi gì anh? Xưa tình đã lỡ nay tình lại nguyên…” Rõ ràng lời thơ không xứng đáng với mối tình tha thiết và cay đắng của một thiếu phụ như T.T.Kh. đã giữ hẹn xưa: “Cố quên đi nhé, câm mà nín Đừng thở than bằng những giọng thơ…” Trong khi đó, “người đàn ông của mình” cứ bô bô réo tên mình lên trong thơ, hết K… ơi, lại Khánh ơi? Đến nỗi T.T.Kh. phải kêu lên: “Là giết đời nhau đấy biết không? Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung Giận anh em viết dòng dư lệ Là chút dư hương điệu cuối cùng…” Đã thế lại còn “Bài thơ đan áo”! (1938). Ai đã đem bài thơ này của T.T.Kh. đăng lên báo Phụ nữ thời đàm (phố Hội Vũ)? Bài thơ như T.T.Kh. đã nói rõ: “Chỉ có ba người (?) đã đọc riêng Bài thơ đan áo của chồng em Bài thơ đan áo nay rao bán Cho khắp người đời thóc mách xem…” Với mục đích gì “người yêu của T.T.Kh” lại đăng lên báo “Bài thơ đan áo” để đến nỗi T.T.Kh. phải nặng lời: “Từ đây anh hãy bán thơ anh Còn để yên tôi với một mình Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét Thì đem mà đổi lấy hư vinh…” Một người nghiêm túc như Thâm Tâm mà anh em văn nghệ thời trước từng quen biết, có thể có cử chỉ và lời thơ dễ dãi, vô ý thức như vậy không? Đó là sự đáng ngờ. Vì vậy, ngày Trần Huyền Trân còn chưa lâm bệnh nặng, tôi đã hai lần gặng hỏi anh về mối tình của Thâm Tâm và T.T.Kh. có thực có hay không? Và Trần Huyền Trân người bạn “nối khố” của Thâm Tâm, đã khẳng định là không từng nghe Thâm Tâm nói đến. Vậy người yêu đích thực của Thâm Tâm là ai? Có phải là T.T.Kh. như lâu nay nhiều người nghe nói? K… và T.T.Kh là một hay hai. Có người nói: Vào thời thơ T.T.Kh. nổi lên như thế, có nhiều anh tự nhận là người yêu của họ, nên Thâm Tâm đã phải kêu cái tên Khánh lên rõ to, để mọi kẻ có ý đồ xấu phải im tiếng, và hiểu rằng “hoa kia đã có chúa xuân”. Như vậy lại càng không đúng tư cách Thâm Tâm. Anh Vũ Cao là người cùng sống gần gũi nhất với Thâm Tâm khi làm báo Vệ quốc quân (sau là Quân đội Nhân dân) trong kháng chiến chống Pháp đã nói với tôi: “Thâm Tâm tính tình kín đáo, nghiêm túc đến nỗi chính vợ mình rất nể sợ. Phong cách làm việc của anh đúng mực đến nỗi anh em tòa soạn phải noi gương “học tập Thâm Tâm”. Cho nên, một số bạn thơ văn, đích thực là bạn của Thâm Tâm thường nói: “Thâm Tâm qua đời lâu rồi, mà T.T.Kh. nếu còn sống cũng đã già lão quá rồi, nên để họ yên nghỉ với giá trị không thể chối cãi một thời của họ. Những danh nhân chết đi bao giờ chả để lại cho người sau vô số huyền thoại, cái đúng cái sai, cái “dởm”. Đó là vinh dự cho danh nhân, không phải vinh dự cho người muốn gắn tên tuổi mình vào hào quang của người đã khuất. Vũ Cao và Trần Cư, cùng làm báo quân đội với Thâm Tâm cho biết: ngay bài thơ Tống Biệt Hành, anh em nhắc đến, Thâm Tâm rất cảm động, nhưng vốn là người khiêm tốn, anh không thích kể đi kể lại, coi đó là tuyệt đỉnh của mình. Tiếc rằng anh “đi” sớm quá, giữa lúc anh còn muốn có những bài thơ mới, khác với hơi thơ cũ. … Ông Vũ Bằng (vào quãng cuối tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy) di cư vào Sài Gòn có dựng đứng câu chuyện “Quang Dũng là con trai cụ Tản Đà” và nói về T.T.Kh., họ Vũ cũng chép tên thi sĩ Leiba vào, làm mọi người chả hiểu ra sao. Nhưng ai đã từng làm báo với họ Vũ cũng đều thuộc “ngón” làm ăn này của Vũ. Leiba (tức Lê Văn Bái) có thời gian ngắn làm báo Ích Hữu (của Tân Dân) sau đó thi đỗ, làm ông phán tòa sứ Sơn Tây, rồi mất (1941). Leiba là lớp trước Thâm Tâm, không quen biết gì nhau. Đây chỉ là cách làm báo phao tin “giật gân” cho chạy báo. Cũng cùng một loại phao tin “thất thiệt” đó tôi còn nghe một chuyện tức cười nữa là có người khẳng định người yêu của Thâm Tâm chính là cô em gái, cùng cha khác mẹ với nhà thơ Tế Hanh! Sự đồn đại chung quanh một tên tuổi đi vào lịch sử văn học, quả là phong phú. Gần đây, trên một vài tờ báo ta đọc hằng ngày đều có những “thông tin” vô bằng cớ như trên. Những chuyện “nghe lỏm” rồi thêu dệt thêm tùy hứng. Như giai thoại về Nguyễn Tuân, về Vũ Trọng Phụng, về Quang Dũng, về Nguyễn Gia Trí, và Thanh Tịnh, v.v… Buồn thay, lớp người 1930 – 1945 trong văn học, đã theo nhau “đi” gần hết. Còn sót lại có Lưu Trọng Lư, Bùi Hiển, Tô Hoài… “Nửa đêm chợt tỉnh”, anh Lư có còn nhớ nhiều không, với sức nhớ của người trên 70 rồi? Viết đến đây, tôi muốn cung cấp để bạn đọc biết thêm ít chi tiết về T.T.Kh trước khi chấm dấu cuối cùng: Hồi 1937, tôi có nhận được một thư trả lời tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy… của T.T.Kh. Tôi nhớ đại ý, người làm thơ không muốn cho địa chỉ – để chúng tôi gửi báo biếu, với lý do cuộc đời của mình “chả ra sao”. Bức thư đó, cũng như thư của bạn đọc hàng ngày gửi đến báo, ai giữ làm gì? Hơn nữa, hồi đó tôi còn trẻ, nên không mấy quan tâm đến chuyện các bà “phụ nữ làm thơ”. Nếu tôi là người mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ, có lẽ bức thư kia còn lại đến ngày nay, cũng thành giá trị. Còn chuyện nữa xin kể nốt: Hồi làm báo Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà Nội, vì gia đình tôi ở thị xã Thanh Hóa, nên thời thường vẫn đi về, cũng như Nguyễn Tuân và Hồ Dzếnh có gia đình ở thị xã này. Một hôm, tôi không có mặt ở nhà, thấy mẹ tôi bảo: “Có một người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại một bó hoa “ti-gôn” rồi cáo lui”. Từ đó, không lần nào trở lại. Ai nhỉ? Tuổi tôi lúc đó cũng có đôi ba bạn gái, nhưng thời gian này, báo đã đăng mấy bài của T.T.Kh. rồi, vậy đó và người đã đọc truyện “Hoa ti-gôn” của tôi, hay đã yêu thơ T.T.Kh. mà tìm đến ? “… Ở lại vườn Thanh có một mình…”. Có thể người này vốn là dân thị xã này hay chăng? Sao tôi không biết, không từng gặp? Lại nữa, nếu như có thực tên người yêu của Thâm Tâm là… Khánh, Trần Thị Khánh! thì bài thơ “Các anh” đã gọi toẹt ra rồi. Chỉ có tôi đến hôm nay là còn chưa rõ. Bạn đọc chú ý đến thơ T.T.Kh. và Thâm Tâm, người nào chả nói được, căn cứ theo lời kêu gọi trong thơ: “Khánh ơi!” còn hỏi gì anh?, Khánh ơi còn đợi gì anh?…”. Chả là thầy bói cũng nói trúng tên: người ấy, T.T.Kh. (tức Khánh). Năm tháng đã “cuốn theo chiều gió” bao chuyện vui buồn. Cái gì còn lại vẫn là tài năng, đức hạnh. Ngày nay còn có người nhắc đến T.T.Kh. là do sức sống của thơ. Có người thích thú tìm thấy 9 chữ thu trong hai bài thơ đầu (mùa thu tâm sự đầy khắc khoải). Có người điểm thấy ba chữ nghiêm trong thơ T.T.Kh. mà đoán rằng: nghiêm là tên chồng, hay là họ người luống tuổi của T.T.Kh? Lại có người nhấn mạnh mấy chữ, lúc thì tôi, lúc thì em trong thơ T.T.Kh. (vừa giận vừa thương của một tấm lòng tha thứ, khi thấy người yêu làm vỡ lở tình duyên cũ). Riêng tôi, đọc lại thơ T.T.Kh. tôi ngạc nhiên thấy phong cách thơ bà này khác xa thơ của ba ông bạn Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân cùng thời. Thơ T.T.Kh. không có những chữ “Ly khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường… (Thâm Tâm); hay rau tần, ngõ trúc, tương tư, giang hồ, nhân thế, biển dâu, khóm trúc phong ba, họa đèn, giọt dòng, lưu biệt, thiên thu, tích liêu, v.v… (Trần Huyền Trân); hay vương tơ, Lão bộc, vật đổi sao rời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the v.v… (Nguyễn Bính). Thơ T.T.Kh. kể chuyện mình một cách giản dị, không sáo ngữ, lúc thì thanh minh “Ba năm ví biết anh còn nhớ, em đã câm lời có nói đâu, lúc lại trách người “mang cánh ti-gôn ấy, mà viết tình em được ích gì”, rồi lại tự than: Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết thấy ai cũng ví cánh hoa xưa…”. Sực nhớ việc mình đi lấy chồng đã 3 năm, lại hối: “Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi người ấy có buồn không?… Thơ T.T.Kh. không cố tìm chữ lạ, không làm dáng, nên dễ đi vào lòng người, nhất là lòng bạn gái cùng cảnh ngộ. Luyến tiếc thời ngây thơ con gái, lắng tiếng lá thu rơi mặt hè, tưởng như bước chân người yêu trở lại, càng lo sợ. Tả cái giận, nói được nỗi lòng yếu đuối của mình đối với người yêu mà mình không rứt được… thật chân thành. Từ năm 1937 đến năm 1938, để lại ba bài thơ chuyên tả tâm sự mình mà người đọc không chán. Đó là đặc điểm của thơ T.T.Kh. T.T.Kh. là ai? Có lẽ ta cũng cần biết rõ đó là ai? Một người phụ nữ vào thời đó làm thơ, đã theo kịp trào lưu thơ mới, là điều đáng trọng. Tôi không tin rằng ai đó tìm ra bà – nếu bà còn, đã đáng bậc bà – không thể được bà sẵn lòng tiếp đón. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (mà đã có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ một lần rồi dập tắt) hẳn không giống kẻ kém tài kém đức chỉ mong có nổi một bài thơ tình được đăng lên báo, vì danh hay vì lợi. Với sự trân trọng một tài năng, một tâm hồn phụ nữ hiếm hoi trong quá khứ, chúng tôi viết bài này và đề nghị cho in lại ba bài thơ độc nhất của bà, để chúng ta cùng thưởng thức. Mùa thu 1990 Thanh Châu Thuở ấy lòng tôi thơ thới quá Hồn thơ nguyên vẹn một trời huơng Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại Êm ái trao tôi một vết thương Tai ác ngờ đâu gió lại qua Làm kinh giấc mộng những ngày hoa Thổi tan âm điệu du dương trước Và tiển người đi bến cát xa Lại ở vườn Thanh có một mình Tôi yêu gió lạnh lúc tàn canh Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo Yêu bóng chim xa nắng lướt mành Và một ngày kia tôi phải yêu Cả chồng tôi nữa lúc đi theo Những cô áo đỏ sang nhà khác Gió hỡì làm sao lạnh rất nhiều Từ đấy không mong không dám hẹn Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em Ðang lúc lòng tôi muốn tạm yên Thì ai đem lại cánh hoa tim Cho tôi ép nốt dòng dư lệ Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên Ðẹp gì một mảnh tình tan vỡ Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ Tóc úa giết dần đời thiếu phụ Thì ai trông ngóng chẵng nên chờ Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá Vì tôi vẫn nhớ hẹn ngày xưa “Cố quên đi nhé câm và nín Ðừng thở than bằng những giọng thơ” Tôi run sợ viết lặng im nghe Tiếng lá thu khô xiết mặt hè Tưỡng tượng chân người len lén đến Nhưng lòng nào dám hẹn ai về Tuy thế tôi tin vẫn có người Thiết tha đeo đuổi mãi than ôi Biết đâu tôi một tâm hồn héo Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi HAI SẮC HOA TI GÔN T.T.KH Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người đến với yêu đương Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong Và phương trời thẳm mờ sương cát Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng Người ấy thường hay vuốt tóc tôi Thở dài trong lúc thấy tôi vui Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi Thuở đó nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng Là chút lòng trong chẳng biến suy Đâu biết lần đi một lỡ làng Dưới trời đau khổ chết yêu đương Người xa xăm quá, tôi buồn lắm! Trong một ngày vui pháo nhuộm đường Từ đấy thu rồi, thu lại thu Lòng tôi còn giá đến bao giờ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim bóng một người Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ Và đỏ như màu máu thắm pha Tôi nhớ lời người đã bảo tôi Một mùa thu trước rất xa xôi Đến nay tôi hiểu thì tôi đã Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng Người ấy sang sông đứng ngóng đò Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi, người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ĐAN ÁO CHO CHỒNG T.T.KH Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẵn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù Biết chăng chị, mỗi mùa Ðông Ðáng thương những kẽ có chồng như em Vẫn còn thấy lạnh trong tim Ðan đi đan lại áo len cho chồng Như con chim hót trong lồng Hạt mưa đã rụng bên sông bơ thờ Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ Hay đâu gió đã sang bờ ly tan Tháng ngày miễn cưỡng em đan Kéo dài một chiếc áo len cho chồng Như con chim hót trong lồng Tháng ngày thương tiếc cánh hồng nơi nao Ngoài trời hoa nắng xôn xao Ai đem khoá chết chim vào lồng nghiêm Ai đem lễ giáo giam em Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời Lòng em buồn lắm chị ơi ! Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai Quang cảnh lạ, tháng ngày dài Ðêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình BÀI THƠ CUỐI CÙNG T.T.KH Anh ạ, tháng ngày mau quá nhỉ ! Một mùa thu cũ một lòng đau Ba năm ví biết anh còn nhớ Em đã câm lời có nói đâu Ðã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly Càng khơi càng thấy lụy từng ly Trách ai đem cánh “ti-gôn” ấy Mà viết tình em được ích gì ? Chỉ có ba người đọc thơ riêng Bài thơ “đan áo” của chồng em Bài thơ đan áo nay rao bán Cho khắp người đời thóc mách xem Là giết đời nhau đấy biết không ? Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung Giận anh tôi viết dòng dư lệ Là chút dư hương điệu cuối cùng Từ nay anh hãy bán thơ anh Và để yên tôi với một mình Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét Thì đem mà đổi lấy hư vinh Ngang trái đời hoa đã úa rồi Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi Buồng nghiêm thơ thẩn hồn eo hẹp Ði nhớ người, không muốn nhớ lời Tôi oán hờn anh mỗi phút giây Tôi run sợ viết bởi rồi đây Nếu không yên được thì tôi chết Ðêm hỡi, làm sao tối thế nầy ! Năm lại, năm qua cứ muốn yên Mà phương trời nhớ chẳng làm quên Và người vỡ lỡ duyên thầm kín Lại chính là anh, anh của em Tôi biết làm sao được hỡi trời! Giận anh không nỡ nhớ không thôi Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt Sợ quá đi anh, có một người… Bạn có biết chuyện tình giữa nhà thơ Thâm Tâm và TTKh hay không? Đến nay lai lịch của nhà thơ TTKh vẫn còn là một bí ẩn, không ai biết TTKh tên thật là gì và rất nhiều vấn đề đã được đặt ra tốn không biết bao nhiêu giấy mực…nhưng cuối cùng ẩn số về nhà thơ này không ai biết rõ. Câu chuyện xuất phát từ khi bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn được gửi cho một tờ báo lúc bấy giờ là tờ báo Phong Hóa. Sau đó, có rất nhiều nhà thơ tự nhận TTkh là người yêu của mình (Nguyễn Bính,Thâm Tâm…).Nhưng chỉ có Thâm Tâm tạm được xem là có biết về nhà thơ TTKh (ông có giải thích về tên của TTKh là do hai tên Thâm Tâm Khánh kết hợp lại thành). Và Thâm Tâm cũng có bài thơ Màu Máu Hoa Tigôn đáp lại, sau đó nhà thơ TTKh cũng đáp lại bằng Bài Thơ Thứ Nhất. Nhưng tiếc thay Thâm Tâm đã gửi bài thơ Đan Áo Cho Chồng cho tòa báo đăng nhưng theo ý của TTKh thì bài thơ này chỉ có 3 người biết (Thâm Tâm, TTKh và một người bạn của TTKh).Chính hành động đã làm nhà thơ TTKh giận vì cho rằng Thâm Tâm đã đem “bán thơ văn để đổi lấy hư vinh”. Nên nhà TTKh đã viết Bài Thơ Cuối Cùng và quyết định từ nay sẽ không làm thơ nữa. Thâm Tâm đã viết liền hai bài thơ như là lời xin lỗi TTKh nhưng từ đó đến nay trên văn đàn thơ ca Việt Nam nhà thơ TTKh “vẫn bặt vô âm tín” (Võ Thị Kim Loan, Vuontaodan.net) Tôi vừa đọc được một tài liệu nói về nữ thi sĩ nổi tiếng này. Chắc hẳn ai trong số chúng ta đã từng nghe, đọc hay nghe một bài hát có đọan thơ “Nếu biết rằng em đã có chồng Trời ơi người ấy có buồn không Có còn nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?” Vâng, thưa các bạn đó là khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của nữ tác giả T.T.KH. nhưng mấy ai biết được tên thật của người này. Sau hơn 50 năm, đã có người kể lại giai thoại về nữ thi sĩ này (mặc dù người kể có hứa với tác giả là kô nói cho ai biết) nhưng trong văn học, nếu tìm ra tác giả thì dù thế nào cũng phải công bố. Hôm nay tui sẽ cho bà con biết tên thật của T.T.KH và những bài thơ do bà làm. T.T.KH tên khai sinh là Trần Thị Vân Chung Chữ T thứ nhất trong bút danh chính là chữ “Trần”(tức Trầnb Thị Vân Chung) Chữ T thứ hai là Thanh (tức nhà văn Thanh Châu-tác giả truyện ngắn Hoa Ti Gôn được đăng trên tạp chí thứ bảy năm 1937-cũng là người mà T.T.KH thầm yêu) Chữ KH ở đây có nghĩa là khóc (hai người cùng khóc vì họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau) T.T.KH (Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 23-8-1919 tại Thanh Hoá, các bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn”, “Bài Thơ Thứ Nhất” và “Bài Thơ Cuối Cùng” bà sáng tác năm bà 19 tuổi và được đăng trên Tạp Chí Thứ Bảy. (Theo Zetaboard) GIAI THOẠI VỀ T.T.KH Vào khoảng 6/1937, báo “Tiểu Thuyết Thứ Bảy” xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn “Hoa ti-gôn” của ký giả Thanh Châu . Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ. Sau đó không lâu, toà soạn nhận được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi chochủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn”, dưới ký tên T.T.Kh. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kiạ Ðó là lần đầu và cũng là lầncuối người thiếu phụ nầy xuất hiện. Câu chuyện “Hoa ti-gôn” đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới dàn hoa ti-gôn. Rồi chàng ra đi; nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải toả niềm tâm sự. Trong “Hai sắc hoa ti-gôn”, tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác — một ông chồng luống tuổi — để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ. Sau bài thơ nầy, toà soạn Tiểu Thuyết Thứ Bẩy lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh. Ðó là các bài “Bài thơ thứ nhất”, “Bài thơ đan áo” (riêng đăng ở Phụ nữ thời đàm) và “Bài thơ cuối cùng”. Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh nữa và không hiểu tại sao bài “Hai sắc hoa ti-gôn” lại xuất hiện trước “Bài thơ thứ nhất”. Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người tă đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T. Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thi Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà nội Có kẻ cho cô là người yêu của ký giả Thanh Châu, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hoá hay thi vi hoá một mối tình tưởng tượng. Rồi, các thi sĩ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình ! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng. Về hoa ti-gôn (antigone in French) : loại hoa dây đẹp, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh, màu trắng và hồng; ở miền Nam VN gọi là hoa nho vì lá giống lá nhọ Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ… (Theo Gió, Yahoo Plus) T.T.Kh. (Trần Thi Khánh) yêu “người ấy” (nhà thơ Thâm Tâm) trước khi lấy chồng và chính bút danh T.T.Kh. ngầm ý ghép tên hai người làm một (T.T.Kh.: Thâm Tâm Khánh)? Cách đây 20 năm, nhà văn Thế Phong tạm tin giả thuyết trên (Lược sử văn nghệ VN – Nxb Vàng Son – Saigon 1974). Nhưng mới đây, chính Thế Phong trong cuốn “T.T.Kh. – Nàng là aỉ”, soạn chung với nhà thơ Trần Nhật Thu, ký tắt Thế Nhật (Nxb Văn Hoá Thông Tin, 9/94) bác bỏ giả thiết đó và khẳng đinh: T.T.Kh. tên thật là Trần Thi Chung (Vân Chung), sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh Hoá. Năm 15 tuổi (1934), T.T.Kh. vâng lời gia đình lấy luật sư Lê Ngọc Chấn (tri huyện). Trước khi về nhà chồng, T.T.Kh. tiễn người yêu là Thanh Chân rời Thanh Hoá ra Hà Nội “đâu biết lần đi một lỡ làng, dưới trời đau khổ chết yêu đương ..” Ba năm sau ngày T.T.Kh. lấy chồng, Thanh Châu viết truyện “Hoa Ti-Gôn” đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (7/1937). Truyện chan chứa nỗi buồn vì thơ người yêu gởi: “… anh hãy đi một mình và quên em đi …” Người đọc thư âm thầm đặt một cái hôn trên hoa và khóc. Ðọc truyện trên, T.T.Kh. thổn thức viết “Hai Sắc Hoa Ti-Gôn” rằng “vẫn giấu trong tim bóng một người …” gởi đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy (9/1937). Hai tháng sau, T.T.Kh. gởi tiếp bài “Bài Thơ Thứ Nhất,” cũng đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy, cũng giọng ngậm ngùi “ở lại vườn Thanh có một mình …” Sau này nhà thơ Nguyễn Bính viết bài “Cô Gái Vườn Thanh” để tặng T.T.Kh. và mơ mơ màng màng hỏi “Phải chăng mình có nên ngờ, rằng người năm ấy bây giờ là đâỷ” Còn nhà thơ Thâm Tâm gọi thẳng: “K. hỡi! Người yêu của tôi ơi (…) Thôi em hãy giữ màu hoa úạ Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời..” Riêng T.T.Kh. vẫn im lặng. Chẳng ai biết tên thật, đia chỉ và tình buồn của tác giả “Hai sắc hoa Ti-Gôn” ra saọ Chỉ biết trong bài thơ “Bài thơ cuối cùng” (T.T.T.Bảy 10/1938), T.T.Kh. đã “trách ai mang cánh hoa tigôn ấy – mà viết tình em được ích gì? Và là giết đời nhau đấy biết không?” Ai “giết đời nhau”? Có phải nhà văn Thanh Châu Câu hỏi tạm gác đó. Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, ông Thanh Châu về lại Hà Nội và bà T.T.Kh. theo chồng di cư vào Nam (1954). Ở Saigon, bà T.T.Kh. sinh hoạt trong nhóm Quỳnh Dao, dùng các bút danh Vân Nương, Lê Ðông Phương, Tam Nương viết trên nhiều báọ Sau 1975, chồng bà đi học tập cải tạo, bà ở nhà buôn bán nuôi con, trú nhờ nhà nữ sĩ Mộng Tuyết (vợ nhà thơ Ðông Hồ). Năm 1975, nhà văn Thanh Châu từ Hà Nội vào Thành phố HCM, lặn lội tìm gặp “người con gái vườnThanh” của 42 năm về trước. Nước mắt hai người đã chảy, ấm c? một ngày thu của cuộc đời … Khi chồng bà T.T.Kh. trở về và mất tại VN, bà đem các con ra nước ngoài và hiện sống tại Dordogne (Pháp). Bà vẫn viết trên nhiều báo xuất bản tại Pháp, Mỹ, Canada … và dĩ nhiên, không ký bút danh T.T.Kh., vì bà giành riêng tên ấy cho một người.. Theo Thế Nhật, T.T.Kh. chẳng phải là Trần Thi Khánh, Tôn Thi Khuê hoặc Thái Thi Khương nào cả, mà: – T. chữ thứ nhất là Trần (Trần thi Vân Chung, tên thật bà T.T.Kh.) – T. chữ thứ hai là Thanh (Thanh Châu, tên người yêu của bà T.T.Kh.) – Kh. chữ sau cùng, viết tắt của chữ khóc. Nghĩa: T.T.Kh. và người yêu (Thanh Châu), cả hai khóc “giấc mộng những ngày hoa” như lời thơ bà viết năm 18 tuổi Có thể đọc rõ hơn những điều trên qua cuốn “T.T.Kh. – Nàng là aỉ” của Thế Nhật. Nếu cái “nghi án văn học” kia quả đã được kết thúc ở đây vẫn còn một điều cần bàn với tác giả. Ðó là: Dẫu nhà văn Thanh Châu (hiện ở Hà Nội) là người yêu của T.T.Kh. thuở nào cũng đừng nên vì thế nghĩ rằng nhà thơ Nguyễn Bính, hoặc nhà thơ Thâm Tâm, hoặc ai đó nữa, từng “dựng đứng” việc T.T.Kh. là người yêu của mình” nhằm “giây máu ăn phần” như chữ Thế Nhật nhắc đến trong “T.T.Kh.- Nàng là aỉ” Cách nhắc vậy chưa “thơ” lắm. Như câu: “Ông (Thanh Châu) bác bỏ giả thiết những văn sĩ “ăn bám” vào giai thoại văn chương T.T.Kh. …” (S.Ð.D) tr. 12), hoặc “Thanh Châu cực lực bác bỏ huyền thoại Thâm Tâm – Nguyễn Bính … những văn thi sĩ “giây máu ăn phần với T.T.Kh.”…” (S.Ð.D tr.46) Tôi nghĩ vốn im lặng cao thượng (Chữ Thế Nhật dùng) hơn 50 năm qua như nhà văn Thanh Châu hẳn không phải là người muốn nhắc mấy chữ “ăn bám, giây máu…” chẳng hay ho gì ấy . Huống hồ, tên tuổi và tài hoa của các nhà thơ như Nguyễn Bính, chẳng còn “dám ước một điều gì hơn, có chăng yêu chỉ để mà yêu …” Xin hãy xem đó là “mối tình thơ” một thời lãng mạn, là những giấc mộng đầy lá thư trên đường đờ i nghệ sĩ … 10/1994 Saigon-Nay Nói Thêm Về TTKH » Tác giả: Thanh Châu » Dịch giả: » Thể lọai: Biên Khảo » Số lần xem: 744 1. Nói thêm về T.T.Kh. Tác giả: Thanh Châu NÓI THÊM VỀ T.T.KH (Tác giả những bài thơ nổi tiếng từ 1937) Năm 1989, Nhà xuất bản Khoa học – xã hội có in mẫu truyện ngắn của tôi (cùng một số truyện của Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh v.v… thời kỳ 1930 – 1945). Bởi thấy còn nhiều người muốn hiểu rõ hơn về T.T.Kh, tôi đã đưa in lại truyện ngắn “hoa ti-gôn” viết năm 1937 đăng ở Tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy – truyện ngắn đã gây xúc cảm cho T.T.Kh. nên sau đó tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy đã nhận được mấy bài thơ của T.T.Kh. gửi đăng liền được dư luận bạn đọc đương thời chú ý. Sự thật, ngày nay truyện ngắn và thơ tình như của Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, hay lắm chứ, nhưng tại sao từ 1937 đến nay vẫn còn người nhắc đến T.T.Kh? Cuối năm 1989, một người bà con ở Canada đã gửi thư cho tôi nhờ chép lại mấy bài “thơ cũ” ấy. Và cũng vào dịp đó, tôi được nghe một băng ghi giọng ngâm thơ T.T.Kh. của một bà Hà Nội, nay là kiều bào ở Paris. Mới biết, nỗi bất hạnh của con người, điều ngang ngửa trong chuyện tình duyên đôi lứa, thời nào cũng gây được sự đồng cảm của người đồng loại… Và từ trước tới nay, người đọc các báo Nhân dân, Văn nghệ, sách Nhà xuất bản Văn học (Thơ Thâm Tâm) vẫn lại thấy có người tranh cãi về T.T.Kh. Vậy T.T.Kh. là ai? Có phải là Trần Thị Khánh? Hay Tào Thị Khê? Hay Tôn Thị Khuê? Trần Thị Khải, Thái Thị Khương? Ai mà biết được. Cho nên cuối bài truyện ngắn “Hoa ti-gôn” in lại năm 1989, tôi đã phải viết: “T.T.Kh. là ai? Lúc trước (1937), tác giả đã không cho biết địa chỉ, cũng như không chịu “xuất đầu lộ diện” cho tới ngày nay, nếu còn sống T.T.Kh. phải là lớp “cổ lai hy” rồi. Vậy nên quý trọng sự khiêm tốn của nhà thơ, hẳn có lý do “ẩn tích” của mình\'”. Viết như vậy, đâu có ổn. Như thế khác gì người đặt bó hoa lên ngôi mộ vô chủ, rồi ra về. Nhưng bạn đọc yêu thơ lại đòi hỏi khác. Người ta muốn biết T.T.Kh. đã vì ai, cho ai mà có thơ? Và người yêu T.T.Kh. có đích thị là Thâm Tâm, hay Nguyễn Bính, hay ai nữa…? Năm 1986, anh Tô Hoài (trong bài viết về Trần Huyền Trân, đăng tuần báo Văn nghệ, số 45 tháng 11, 1986) cũng lại nhắc: “Câu chuyện tình u uẩn mà nhiều báo một thời bàn tán sôi nổi, nào Hai sắc hoa ti-gôn”, nào T.T.Kh., nào Thâm Tâm và Khánh hay là ai? Những éo le mơ hồ, các anh Thanh Châu, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính – những đồng tác giả ấy – hôm nay cũng còn có bạn có thể kể lại rành rõ được, hay là cứ để mờ ảo mãi như thế…” Hôm nay, nhân tìm lại những tư liệu còn giữ được, tôi muốn kết thúc cái chuyện cũ càng “mờ mịt” này bằng cách công bố thêm một điều lạ, là “thủ phạm” của sự “nhiễu” này, khiến thiên hạ càng đoán phỏng, đoán mò – chỉ tại Nguyễn Bính đã đăng một bài thơ (đề tặng T.T.Kh.), bài “Cô gái vườn Thanhi” in năm 1940. Đọc lại bài thơ này, người ta thấy Nguyễn Bính có đến Vườn Thanh, trọ nhà một ông già, ông này kể cho nghe chuyện một thiếu phụ cũng “đêm đêm bên cạnh chồng già – bên cạnh bóng người xa hiện về”… Và rồi Nguyễn Bính tự hỏi: “Bao nhiêu oan khổ vì tình Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa? Phải chăng, mình có nên ngờ Rằng người năm ngoái bây giờ là đây? Một người thơ đa tình như Nguyễn Bính: “Chuyện xưa hồ lãng quên rồi – Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh… (tức T.T.Kh). bèn ra thơ đề tặng T.T.Kh (cô gái vườn Thanh) người mà Nguyễn Bính chưa hề biết mặt. Bởi vậy, có người đã khẳng định – sau khi đọc bài thơ của Nguyễn Bính – rằng: “Chính ông Bính là người yêu của T.T.Kh. rồi làm thơ người ta tế nhị nói chuyện nọ ra chuyện kia – như thi sĩ Ac-ve đã kín đáo trong thơ của ông ta vậy. Người thứ hai, làm cho mọi người gần hơi thỏa mãn, chính là Thâm Tâm, khi có bài “Màu máu ti-gôn” (gửi T.T.Kh., tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn”): “Người ta trả lại cánh hoa tàn Thôi thế duyên tình cũng dở dang Màu máu ti-gôn đà biến sắc Tim người yêu cũ phủ màu tang. K. hỡi, người yêu của tôi ơi ! Nào ngờ em giết chết một đời Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi! “Quên làm sao được thuở ban đầu Một cánh “ti-gôn” đã khắc sâu Một cánh hoa xưa màu hy vọng Nay còn dư ảnh trái tim đau Anh biết làm sao được hỡi trời Dứt tình bao nỡ, nhớ không thôi Thôi em hãy giữ cành hoa úa Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời… Theo tôi, đây là một bài thơ dở nhất, không xứng với Thâm Tâm, mặc dù tác giả nói rõ là “K… hỡi, người yêu của tôi…”. Đến nay, tôi không hiểu bài thơ này in ở đâu? Lấy ở đâu ra, sau này lại do Mã Giang Lân tuyển in vào tập “Thơ Thâm Tâm” (do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988, mà không đề năm tháng?). Liền sau bài “Màu máu ti-gôn” này, nói là của Thâm Tâm “tặng T.T.Kh.” lại thêm bài “Các anh” như sau (cũng ở tập Thơ Thâm Tâm nói trên: “Các anh hãy chuốc thực say Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im Giờ hình như quá nửa đêm Lòng đau đau lại cái tin cuối mùa Hơi đàn buồn như trời mưa Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi Giờ hình như ở ngoài trời Tiếng xe đã nghiến, đã rời rã đi Tâm tình lạnh nhạt đâu nghe Tiếng mùa lá chết đã xê dịch nhiều. Giờ hình như gió thổi nhiều Những loài hoa máu đã gieo nốt đời Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh Sá chi những chuyện tâm tình Lòng đau đem chữa trong bình rượu cay… (Bài này ghi: 1940) Cũng may, với sự nghi ngờ: “Có thể hai bài thơ trên là “thơ dỏm) lời thơ thô vụng, không chắc của Thâm Tâm, tôi đã tìm đến ông Phạm Quang Hòa, nghe nói ông trước kia có làm thơ, và quen thân với Thâm Tâm, còn giữ được nhiều thơ cũ. Ông Phạm Quang Hòa đã chép cho tôi một bài giống như bài “Các anh” nói trên. Nhưng theo ông Phạm Quang Hòa thì đây là bài thơ Thâm Tâm trả lời T.T.Kh., sau khi có “Bài thơ cuối cùng” của T.T.Kh. đăng báo Tiểu thuyết thứ bảy (?). Bây giờ xem lại thì bài này dài gấp mấy lần bài “Các anh”. Chỉ đúng có 8 câu đầu là của bài “Các anh” tiếp theo còn 47 câu thì bỏ, để lại bắt vào đoạn cuối của bài “Các anh” với 7 câu kết (như trong bài Các anh). Vậy thì Mã Giang Lân đã lấy ở đâu ra bài “Các anh” (đã in ở sách “Thơ Thâm Tâm” nhà xuất bản Văn học – 1988)? Với vẻn vẹn có 16 câu? Nếu trích ở đâu sao không nói rõ? Về ông Phạm Quang Hòa, ta có thể tin ông là bạn thân của Thâm Tâm, nên mới có “Bài thơ trả lời T.T.Kh.” của Thâm Tâm mà ông giữ được đến nay. Nhưng sao đọc những câu như: “Tiếng xe mở lối vu quy Hay là tiếng cắt nàng chia cuộc đời Miệng chồng KHÁNH gắn trên môi Hình anh, mắt KHÁNH sáng ngời còn ghi…” “KHÁNH ơi, còn hỏi gì anh? Xưa tình đã lỡ nay tình lại nguyên…” Rõ ràng lời thơ không xứng đáng với mối tình tha thiết và cay đắng của một thiếu phụ như T.T.Kh. đã giữ hẹn xưa: “Cố quên đi nhé, câm mà nín Đừng thở than bằng những giọng thơ…” Trong khi đó, “người đàn ông của mình” cứ bô bô réo tên mình lên trong thơ, hết K… ơi, lại Khánh ơi? Đến nỗi T.T.Kh. phải kêu lên: “Là giết đời nhau đấy biết không? Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung Giận anh em viết dòng dư lệ Là chút dư hương điệu cuối cùng…” Đã thế lại còn “Bài thơ đan áo”! (1938). Ai đã đem bài thơ này của T.T.Kh. đăng lên báo Phụ nữ thời đàm (phố Hội Vũ)? Bài thơ như T.T.Kh. đã nói r

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Bảy 7, 2011 | Trả lời

  60. (tiếp theo)
    “Chỉ có ba người (?) đã đọc riêng
    Bài thơ đan áo của chồng em
    Bài thơ đan áo nay rao bán
    Cho khắp người đời thóc mách xem…”
    Với mục đích gì “người yêu của T.T.Kh” lại đăng lên báo “Bài thơ đan áo” để đến nỗi T.T.Kh. phải nặng lời:
    “Từ đây anh hãy bán thơ anh
    Còn để yên tôi với một mình
    Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét
    Thì đem mà đổi lấy hư vinh…”
    Một người nghiêm túc như Thâm Tâm mà anh em văn nghệ thời trước từng quen biết, có thể có cử chỉ và lời thơ dễ dãi, vô ý thức như vậy không? Đó là sự đáng ngờ. Vì vậy, ngày Trần Huyền Trân còn chưa lâm bệnh nặng, tôi đã hai lần gặng hỏi anh về mối tình của Thâm Tâm và T.T.Kh. có thực có hay không? Và Trần Huyền Trân người bạn “nối khố” của Thâm Tâm, đã khẳng định là không từng nghe Thâm Tâm nói đến. Vậy người yêu đích thực của Thâm Tâm là ai? Có phải là T.T.Kh. như lâu nay nhiều người nghe nói? K… và T.T.Kh là một hay hai.
    Có người nói: Vào thời thơ T.T.Kh. nổi lên như thế, có nhiều anh tự nhận là người yêu của họ, nên Thâm Tâm đã phải kêu cái tên Khánh lên rõ to, để mọi kẻ có ý đồ xấu phải im tiếng, và hiểu rằng “hoa kia đã có chúa xuân”.
    Như vậy lại càng không đúng tư cách Thâm Tâm. Anh Vũ Cao là người cùng sống gần gũi nhất với Thâm Tâm khi làm báo Vệ quốc quân (sau là Quân đội Nhân dân) trong kháng chiến chống Pháp đã nói với tôi: “Thâm Tâm tính tình kín đáo, nghiêm túc đến nỗi chính vợ mình rất nể sợ. Phong cách làm việc của anh đúng mực đến nỗi anh em tòa soạn phải noi gương “học tập Thâm Tâm”. Cho nên, một số bạn thơ văn, đích thực là bạn của Thâm Tâm thường nói: “Thâm Tâm qua đời lâu rồi, mà T.T.Kh. nếu còn sống cũng đã già lão quá rồi, nên để họ yên nghỉ với giá trị không thể chối cãi một thời của họ. Những danh nhân chết đi bao giờ chả để lại cho người sau vô số huyền thoại, cái đúng cái sai, cái “dởm”. Đó là vinh dự cho danh nhân, không phải vinh dự cho người muốn gắn tên tuổi mình vào hào quang của người đã khuất. Vũ Cao và Trần Cư, cùng làm báo quân đội với Thâm Tâm cho biết: ngay bài thơ Tống Biệt Hành, anh em nhắc đến, Thâm Tâm rất cảm động, nhưng vốn là người khiêm tốn, anh không thích kể đi kể lại, coi đó là tuyệt đỉnh của mình. Tiếc rằng anh “đi” sớm quá, giữa lúc anh còn muốn có những bài thơ mới, khác với hơi thơ cũ.
    … Ông Vũ Bằng (vào quãng cuối tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy) di cư vào Sài Gòn có dựng đứng câu chuyện “Quang Dũng là con trai cụ Tản Đà” và nói về T.T.Kh., họ Vũ cũng chép tên thi sĩ Leiba vào, làm mọi người chả hiểu ra sao. Nhưng ai đã từng làm báo với họ Vũ cũng đều thuộc “ngón” làm ăn này của Vũ. Leiba (tức Lê Văn Bái) có thời gian ngắn làm báo Ích Hữu (của Tân Dân) sau đó thi đỗ, làm ông phán tòa sứ Sơn Tây, rồi mất (1941). Leiba là lớp trước Thâm Tâm, không quen biết gì nhau. Đây chỉ là cách làm báo phao tin “giật gân” cho chạy báo.
    Cũng cùng một loại phao tin “thất thiệt” đó tôi còn nghe một chuyện tức cười nữa là có người khẳng định người yêu của Thâm Tâm chính là cô em gái, cùng cha khác mẹ với nhà thơ Tế Hanh! Sự đồn đại chung quanh một tên tuổi đi vào lịch sử văn học, quả là phong phú.
    Gần đây, trên một vài tờ báo ta đọc hằng ngày đều có những “thông tin” vô bằng cớ như trên. Những chuyện “nghe lỏm” rồi thêu dệt thêm tùy hứng. Như giai thoại về Nguyễn Tuân, về Vũ Trọng Phụng, về Quang Dũng, về Nguyễn Gia Trí, và Thanh Tịnh, v.v…
    Buồn thay, lớp người 1930 – 1945 trong văn học, đã theo nhau “đi” gần hết. Còn sót lại có Lưu Trọng Lư, Bùi Hiển, Tô Hoài… “Nửa đêm chợt tỉnh”, anh Lư có còn nhớ nhiều không, với sức nhớ của người trên 70 rồi?
    Viết đến đây, tôi muốn cung cấp để bạn đọc biết thêm ít chi tiết về T.T.Kh trước khi chấm dấu cuối cùng: Hồi 1937, tôi có nhận được một thư trả lời tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy… của T.T.Kh. Tôi nhớ đại ý, người làm thơ không muốn cho địa chỉ – để chúng tôi gửi báo biếu, với lý do cuộc đời của mình “chả ra sao”. Bức thư đó, cũng như thư của bạn đọc hàng ngày gửi đến báo, ai giữ làm gì? Hơn nữa, hồi đó tôi còn trẻ, nên không mấy quan tâm đến chuyện các bà “phụ nữ làm thơ”. Nếu tôi là người mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ, có lẽ bức thư kia còn lại đến ngày nay, cũng thành giá trị.
    Còn chuyện nữa xin kể nốt:
    Hồi làm báo Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà Nội, vì gia đình tôi ở thị xã Thanh Hóa, nên thời thường vẫn đi về, cũng như Nguyễn Tuân và Hồ Dzếnh có gia đình ở thị xã này.
    Một hôm, tôi không có mặt ở nhà, thấy mẹ tôi bảo: “Có một người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại một bó hoa “ti-gôn” rồi cáo lui”. Từ đó, không lần nào trở lại. Ai nhỉ? Tuổi tôi lúc đó cũng có đôi ba bạn gái, nhưng thời gian này, báo đã đăng mấy bài của T.T.Kh. rồi, vậy đó và người đã đọc truyện “Hoa ti-gôn” của tôi, hay đã yêu thơ T.T.Kh. mà tìm đến ?
    “… Ở lại vườn Thanh có một mình…”. Có thể người này vốn là dân thị xã này hay chăng? Sao tôi không biết, không từng gặp? Lại nữa, nếu như có thực tên người yêu của Thâm Tâm là… Khánh, Trần Thị Khánh! thì bài thơ “Các anh” đã gọi toẹt ra rồi. Chỉ có tôi đến hôm nay là còn chưa rõ. Bạn đọc chú ý đến thơ T.T.Kh. và Thâm Tâm, người nào chả nói được, căn cứ theo lời kêu gọi trong thơ: “Khánh ơi!” còn hỏi gì anh?, Khánh ơi còn đợi gì anh?…”. Chả là thầy bói cũng nói trúng tên: người ấy, T.T.Kh. (tức Khánh).
    Năm tháng đã “cuốn theo chiều gió” bao chuyện vui buồn. Cái gì còn lại vẫn là tài năng, đức hạnh. Ngày nay còn có người nhắc đến T.T.Kh. là do sức sống của thơ. Có người thích thú tìm thấy 9 chữ thu trong hai bài thơ đầu (mùa thu tâm sự đầy khắc khoải). Có người điểm thấy ba chữ nghiêm trong thơ T.T.Kh. mà đoán rằng: nghiêm là tên chồng, hay là họ người luống tuổi của T.T.Kh? Lại có người nhấn mạnh mấy chữ, lúc thì tôi, lúc thì em trong thơ T.T.Kh. (vừa giận vừa thương của một tấm lòng tha thứ, khi thấy người yêu làm vỡ lở tình duyên cũ).
    Riêng tôi, đọc lại thơ T.T.Kh. tôi ngạc nhiên thấy phong cách thơ bà này khác xa thơ của ba ông bạn Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân cùng thời. Thơ T.T.Kh. không có những chữ “Ly khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường… (Thâm Tâm); hay rau tần, ngõ trúc, tương tư, giang hồ, nhân thế, biển dâu, khóm trúc phong ba, họa đèn, giọt dòng, lưu biệt, thiên thu, tích liêu, v.v… (Trần Huyền Trân); hay vương tơ, Lão bộc, vật đổi sao rời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the v.v… (Nguyễn Bính). Thơ T.T.Kh. kể chuyện mình một cách giản dị, không sáo ngữ, lúc thì thanh minh “Ba năm ví biết anh còn nhớ, em đã câm lời có nói đâu, lúc lại trách người “mang cánh ti-gôn ấy, mà viết tình em được ích gì”, rồi lại tự than: Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết thấy ai cũng ví cánh hoa xưa…”. Sực nhớ việc mình đi lấy chồng đã 3 năm, lại hối: “Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, trời ơi người ấy có buồn không?…
    Thơ T.T.Kh. không cố tìm chữ lạ, không làm dáng, nên dễ đi vào lòng người, nhất là lòng bạn gái cùng cảnh ngộ. Luyến tiếc thời ngây thơ con gái, lắng tiếng lá thu rơi mặt hè, tưởng như bước chân người yêu trở lại, càng lo sợ. Tả cái giận, nói được nỗi lòng yếu đuối của mình đối với người yêu mà mình không rứt được… thật chân thành.
    Từ năm 1937 đến năm 1938, để lại ba bài thơ chuyên tả tâm sự mình mà người đọc không chán. Đó là đặc điểm của thơ T.T.Kh.

    T.T.Kh. là ai?
    Có lẽ ta cũng cần biết rõ đó là ai? Một người phụ nữ vào thời đó làm thơ, đã theo kịp trào lưu thơ mới, là điều đáng trọng. Tôi không tin rằng ai đó tìm ra bà – nếu bà còn, đã đáng bậc bà – không thể được bà sẵn lòng tiếp đón. Một người đã cố tình quên đi, đào sâu chôn chặt mối tình đau xót, bất hạnh nhất của mình (mà đã có những bài thơ như thế, chỉ bộc lộ một lần rồi dập tắt) hẳn không giống kẻ kém tài kém đức chỉ mong có nổi một bài thơ tình được đăng lên báo, vì danh hay vì lợi.
    Với sự trân trọng một tài năng, một tâm hồn phụ nữ hiếm hoi trong quá khứ, chúng tôi viết bài này và đề nghị cho in lại ba bài thơ độc nhất của bà, để chúng ta cùng thưởng thức.
    Mùa thu 1990
    Thanh Châu

    Bình luận bởi Bùi Huy Bằng | Tháng Bảy 7, 2011 | Trả lời

  61. Mình biết được bài thơ đó là bài “BIỂN”
    Nhưng mình đang thắc mắc không biết “TÁC GIẢ CỦA BÀI THƠ” là nhà thơ nào.
    Mình thấy các bạn có tranh luận ở trên nhưng hình như (mình chưa đọc hết diễn đàn của các bạn) vẫn chưa có câu trả lời.

    Theo như nhân vật trong clip thì tác giả của bài thơ là
    KOSKY (mình không chắc có viết đúng không nữa)
    Mình nghĩ nhân vật này nói đúng bởi MC của chương trình (chú Lại Văn Sâm)
    Không đính chính lại. (mình biết chú Lại Văn Sâm trước đây có du học ở Nga và thuộc khá nhiều bài thơ của Nga)
    Dưới đây link của clip mà mình xem được ĐOẠN NÓI VỀ BÀI THƠ NẮM KHÚC 1/3 TÍNH TỪ ĐẦU CỦA CLIP. Các bạn tham khảo nhé.

    mong sớm nhận được ý kiến của Các bạn.!

    Bình luận bởi last leaf | Tháng Chín 4, 2011 | Trả lời

  62. chết thật! trong bài thắc mắc về tác giả của bài thơ “Biển”.
    cứ ngỡ đây là diễn đàn của các bạn sinh viên (thế hệ 8x, 9x)
    nên đã lỡ lời, có cách xưng hô không phải phép.
    đọc lại mới hay các thành viên đểu đã lớn tuổi rồi, chắc bằng, hơn tuổi cha mẹ cháu.
    Các cô chú, các bác bỏ qua cho cháu nhé!
    Cảm ơn các cô, các chú, các bác!

    Bình luận bởi last_leaf | Tháng Chín 4, 2011 | Trả lời

    • Chao ban, bon toi cung lon roi nhung chac khong den noi gia lam dau. Thoi cu goi cac bac xung em nhu cac ban tre thoi nay van lam. Win-win nhe.
      Ve bai tho nay chac hom nao phai hoi chinh Lai Van Sam xem bac ay co thong tin tay trong khong chu Google la thua roi.

      Bình luận bởi chausatran | Tháng Chín 5, 2011 | Trả lời

  63. Xin chào ANH.
    Tôi là nguyễn hải anh. một người yêu thơ và nhạc Việt Nam. Tôi đã phổ thơ của nhà thơ PUSKIN được các bài : VÔ TÌNH,TÔI YÊU EM.SAO và bài HÃY QUÊN. Tình cờ đang tìm thơ thì vào trang blog của Anh và tôi thấy bài thơ: BIỂN trong trang blog của ANH…Tôi thấy rất hay và đã phổ nhạc song…nhưng Tôi không biết chính sác bài thơ BIỂN này có phải là của nhà thơ: PUSKIN không? Vì tôi thấy có nhiều trang đăng bài thơ BIỂN của PUSKIN lại khác…rất mong ANH giúp tôi qua thư nhé.
    cảm ơn nhiều.
    nguyễn HẢI ANH
    haianh_yeunhacvietnam@yahoo.com.vn

    Bình luận bởi nguyễn HẢI ANH | Tháng Mười 7, 2011 | Trả lời

    • Chào bạn Hải Anh,
      Cám ơn bạn đã ghé thăm Blog của chúng tôi.
      Chúng tôi cũng có cùng thắc mắc mà vẫn chưa có lời giải về tác giả của bài thơ “Biển” này. Như đã viết trong 1 comment ở trên, tôi đã tìm kiếm tất cả các bài thơ của Pushkin ở trang Web:
      http://www.litera.ru/stixiya/authors/pushkin/menu-date.html
      Mặc dù ở đó, người ta tuyên bố là đã tập hợp được tất cả các tác phẩm thơ của Pushkin, nhưng tôi vẫn ko tìm thấy bài thơ có nội dung như bản dịch ở trên.
      Chúng tôi cũng đã tìm kiếm trên các trang web khác nhau của bạn bè yêu thơ Nga, hoặc nhờ các bạn đang sống bên ấy có gợi ý gì không,…Tóm lại, đến bây giờ, vẫn chưa tìm được nguyên tác của bài thơ cũng như tác giả của nó…
      Nếu một ngày đẹp trời, bọn tôi biết thêm thông tin gì mới của bài thơ này, tôi sẽ thông báo cho bạn ngay.
      Chúc Hải Anh luôn vui.
      V.Thành
      PS. Tôi cũng tình cờ nghe được bài “Hà nội, Anh sẽ chờ Em” dường như là của bạn. Nói theo “ngôn ngữ tuổi teen” thì tác giả kiêm ca sỹ rất là “Pro” !!!
      http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=qRiR0bje1U

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười 8, 2011 | Trả lời

  64. Chào mọi người. Mình hiện đang là sv du học năm cuối tại Nga. Mình đang viết luận văn tốt nghiệp chủ đề Tiếp nhận Thơ Pushkin ở Việt Nam như thế nào dựa trên bản dịch các bài thơ như ” Buổi sáng mùa đông”, ” Con đường mùa đông”, ” Buổi tối mùa đông”… . Mình tìm dc rất nhiều bản dịch thơ nhưng k thể tìm dc những bài phân tích thơ của các tác giả nổi tiếng, hay những quyển sách viết về Pushkin của các nhà nghiên cứu. Nếu có thì k download dc. Mình thực sự rất cần sự giúp đỡ của các bạn. Nếu mọi người biết đc cuốn sách, bài báo, link dowload hay bất cứ tài liêụ gì liên quan đến thơ Pushkin thì giúp mình nhé. Заранее спасибо ^^

    Bình luận bởi Bích | Tháng Mười Hai 14, 2012 | Trả lời

    • Chào bạn Bích,
      Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng bạn ghé chơi cái Blog nho nhỏ này! Cách đây hơn 30 năm, vào thời điểm này, bọn tôi cũng phải cắm đầu vào lùng sục tài liệu ở các Thư viện để viết luận văn tốt nghiệp. Thời thế thay đổi nhanh thật, bây giờ nhờ có internet mà việc tra cứu, tham khảo cho sinh viên có đỡ đi nhiều, hơn nữa, các khoảng cách về địa lý hay tuổi tác cũng không còn ý nghĩa nhiều nữa!

      Chúng tôi nguyên là hội học sinh chuyên toán từ cái hồi 197x, đa số sau này có sang Nga học. Cái khoản thơ-ca-nhạc-họa chẳng phải “sở trường” nên có mang ra bàn bạc chẳng qua chỉ là “câu chuyện vui trong nhà”, lỡ có lọt ra ngoài thì cũng chẳng ai nỡ trách mắng. Mong rằng, bạn, như dân trong nghề cũng nghĩ vậy nhé!

      Với công việc của ban, tôi nghĩ rằng bác Phạm Xuân Nguyên có thể có vài gợi ý hay.
      Bác Nguyên hiện đang công tác tại Viện Văn học với tư cách là chuyên gia về “Văn học so sánh” .
      Bạn có thể liên lạc với bác ấy qua blog này:
      http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/

      Chúc bạn luôn thành công!
      Blog-Admin

      Bình luận bởi V. Thành | Tháng Mười Hai 19, 2012 | Trả lời

  65. Cảm ơn Ad nhiều nhé. Nhân tiện mình muốn hỏi bạn có biết ngoài Thúy Toàn ra còn ai cũng dịch thơ Puskin sang tiếng việt nữa k?

    Bình luận bởi Bích | Tháng Ba 24, 2013 | Trả lời

  66. Các bạn lập luận rất hay, mỗi người mỗi ý nhưng đều cùng một hướng đi. Mình dân ngoại đạo, chỉ biết chút đỉnh cũng xin mạng phép góp ý chút xíu. Mình đã từng sống ở Nga và một số nước đông âu. Mình có lần đã được đọc bài thơ hãy về với mẹ trong mơ. Mình thấy nguyên tác của Olga là di ảnh. Trong cái nỗi đau của người mẹ và trong nỗi giằn xé tâm hồn bà đã tự giày vò bản thân mình bằng những lời thơ u uất, đó cũng là bản chất của người phụ nữ Nga. Bà đã sống trong cái lí trí rất lí trí, thấu tấc cả, và bà đã nguyền rủa chính mình. Các bạn hãy đọc bài thơ Mùa Sám Hối. Sẽ giúp các bạn hiểu nhiều hơn. Than ái

    Bình luận bởi Phuongkim | Tháng Sáu 3, 2013 | Trả lời

  67. Em cứ tưởng bài thơ Biển là của Lec-man-top, mà ở đây em thấy các anh chị nói là của Puskin. Ai mới đúng là tác giả của bài thơ Biển ạ?

    Bình luận bởi Diên Vỹ | Tháng Năm 25, 2015 | Trả lời


Bình luận về bài viết này